January 23, 2025

Vụ Việt Á và chuyện về lời giải thích “đếm tiền nhiều mòn hết vân tay” của cựu Phó Vụ trưởng

[lastupdated] - Lượt Views:

  • Danh ca Thanh Tuyền từng “phán” một câu về tương lai của Hoài Linh và điều đó đã ứng nghiệm
  • Hé lộ nỗi buồn lớn nhất của Thương Tín và điều muốn thực hiện với mẹ ngoài 90 tuổi dịp Tết
  • Một Di tích lịch sử được xếp hạng ở Hải Phòng bị mất 17 hiện vật

  • Chiều nay (12/1), TAND TP Hà Nội sẽ tuyên án với 38 bị cáo trong vụ Việt Á. Trong đại án Việt Á này, Viện Kiểm sát nhân dân TP.Hà Nội nhận định, vụ án đã thể hiện lợi ích nhóm, nhóm lợi ích đã gây thiệt hại cho nhà nước. Đáng chú ý, đại án Việt Á còn là điển hình của sự thông đồng, cấu kết giữa quan chức và doanh nghiệp để gây thiệt hại cho nhà nước nhưng làm lợi một vài người. Các lãnh đạo cấp cao ở một số bộ ngành, địa phương lại cấu kết với Phan Quốc Việt – Tổng giám đốc Việt Á để trục lợi, thực hiện “một loạt chuỗi sai phạm”.

    Trong vụ án này, cơ quan truy tố sếp số thứ tự bị cáo Trịnh Thanh Hùng, cựu Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ các ngành kinh tế, kỹ thuật, Bộ Khoa học và Công nghệ thứ 3 trong danh sách 38 bị cáo bị truy tố (đứng đầu là Phan Quốc Việt, Tổng Giám đốc Công ty Việt Á thứ 2 là Vũ Đình Hiệp – Phó Tổng Giám đốc Công ty Việt Á).

    Trịnh Thanh Hùng và Phan Quốc Việt được đánh giá có vai trò xuyên suốt liên quan quá trình “ra đời” của kit test Công ty Việt Á. Chẳng những thế, ngay sau khi đề cập đến nội dung vụ án trong cáo trạng, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao đã diễn giải ngay hành vi nhận hối lộ của Trịnh Thanh Hùng.

    Vụ Việt Á và chuyện về lời giải thích "đếm tiền nhiều mòn hết vân tay" của cựu Phó Vụ trưởng- Ảnh 1.

    Bị cáo Trịnh Thanh Hùng từng nhận được tin nhắn từ Phan Quốc Việt, Tổng Giám đốc Công ty Việt Á “đi làm chứng minh thư không mòn hết vân tay”. Ảnh: ĐX

    Hùng bị cáo buộc do quen với Việt nên đã báo cho Việt biết để Công ty Việt Á sau này tham gia nghiên cứu test xét nghiệm.

    Ngay những dòng đầu tiên về Hùng, nội dung cáo trạng thể hiện “Việt đã đặt vấn đề, thống nhất với Hùng về việc giúp Công ty Việt Á được tham gia nghiên cứu với mục đích sử dụng đề tài để sản xuất, bán thương mại test xét nghiệm. Việt thỏa thuận về việc chia % doanh thu của Công ty Việt Á…”.

    Cơ quan truy tố quy kết, Việt và Hùng đều biết rõ kết quả nghiên cứu đề tài test xét nghiệm thuộc sở hữu Nhà nước nhưng do có thỏa thuận và nhận tiền 2 lần từ Việt (350 nghìn USD) nên Hùng đã giúp Công ty Việt Á từ khâu tham gia nghiên cứu đề tài, kiểm định, nghiệm thu đến sử dụng kết quả nghiên cứu đề tài để Bộ Y tế cấp số đăng ký để sản xuất, bán thương mại.

    Tại toà, Hùng thừa nhận đã lấy 350 nghìn USD từ Việt (lần đầu tiên 100 nghìn USD vào 26/8/2020, lần thứ hai 250 nghìn USD vào ngày 9/2/2021). Tuy nhiên, vị cựu Phó Vụ trưởng thuộc Bộ Khoa học Công nghệ lại cho rằng không thỏa thuận ăn chia với phía Công ty Việt Á; các dịp nhận tiền đều là lễ, tết.

    Bị cáo Hùng còn cho rằng mục đích lớn nhất khi giới thiệu Công ty Việt Á tham gia nghiên cứu đề tài là để nhanh chóng có một bộ kit test phòng, chống dịch.

    Bác bỏ quan điểm này, vị đại diện Viện Kiểm sát nhân dân TP.Hà Nội giữ quyền công tố tại tòa cho biết, nhà chức trách đã thu thập rất nhiều tài liệu, chứng cứ, cụ thể là các tin nhắn trao đổi giữa Hùng và Tổng Giám đốc Công ty Việt Á.

    Có một tình tiết rất đáng chú ý, theo lời vị đại diện Viện Kiểm sát, qua tài liệu thu thập được, có một tin nhắn mà Việt nhắn cho Hùng với nội dung: Đi làm chứng minh thư đi không mòn hết vân tay. Các cơ quan tố tụng cũng đã yêu cầu giải thích nội dung này thì Trịnh Thanh Hùng giải thích rằng sợ “đếm tiền nhiều mòn vân tay”.

    Vụ Việt Á và chuyện về lời giải thích "đếm tiền nhiều mòn hết vân tay" của cựu Phó Vụ trưởng- Ảnh 2.

    Do có thỏa thuận, Phan Quốc Việt đã 2 lần đưa tiền cho Trịnh Thanh Hùng ở nhà riêng của ông này với số tiền 350 nghìn USD. Ảnh: ĐX

    Hơn nữa, theo phía Viện Kiểm sát, họ có đầy đủ cơ sở, chứng cứ với những cáo buộc giành cho Trịnh Thanh Hùng, vì vậy quan điểm nói Hùng không có sự thỏa thuận, ăn chia với Công ty Việt Á không được chấp nhận.

    Theo cáo trạng, do có thỏa thuận, Hùng đã thực hiện đến 6 “đầu việc” để giúp cho Công ty Việt Á biến test xét nghiệm từ sản phẩm nghiên cứu thuộc sở hữu nhà nước thành sản phẩm thương mại của Công ty Việt Á, điều này giúp Công ty Việt Á bán thương mại trái phép sản phẩm gây thiệt hại số tiền hơn 1.200 tỷ đồng.

    Trước phiên xét xử do Tòa án nhân dân TP.Hà Nội mở ngày 3/1/2024 này, Hùng đã phải hầu phiên tòa liên quan đến đại án Việt Á do Tòa án Quân sự Thủ đô xét xử. Ở phiên tòa đó, bị cáo Hùng bị xử phạt 15 năm tù về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

    Chiều nay, Hội đồng xét xử sơ thẩm Tòa án nhân dân TP.Hà Nội sẽ tuyên án đại án Việt Á. Hùng cũng đang đối mặt với mức án bị Viện Kiểm sát đề nghị là từ 14 đến 15 năm tù tội “Nhận hối lộ”, mức án này dưới khung hình phạt.

    Trong đại án Việt Á, 38 bị cáo bị truy tố với nhiều tội danh khác nhau như “Vi phạm quy định đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”, “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ”, “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, “Lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi”.

    Một điều cũng đáng chú ý, có 36/38 bị cáo được đề nghị mức án dưới khung hình phạt bị truy tố. Cựu Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long là người duy nhất ở nhóm tội danh “Nhận hối lộ” bị đề nghị mức án nằm trong khung truy tố là 19 – 20 năm tù, các bị cáo còn lại đều có mức án đề nghị thấp hơn như Trịnh Thanh Hùng…

    Mức án Viện Kiểm sát đề nghị với 38 bị cáo:

    Trong vụ án, 2 lãnh đạo Công ty Việt Á bị truy tố 2 tội danh:

    1. Phan Quốc Việt – Tổng Giám đốc Công ty Việt Á bị đề nghị 15 đến 16 năm tù tội “Vi phạm quy định đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng; 15 đến 16 năm tù tội “Đưa hối lộ”, tổng 30 năm tù.

    2. Vũ Đình Hiệp – Phó Tổng Giám đốc Công ty Việt Á 8 đến 9 năm tù tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”, 8 đến 9 năm tù tội “Đưa hối lộ”, tổng 16 đến 18 năm tù.

    Tội “Nhận hối lộ”:

    1. Nguyễn Thanh Long – cựu Bộ trưởng Y tế 19 đến 20 năm tù.

    2. Phạm Duy Tuyến – cựu Giám đốc CDC Hải Dương 13 đến 14 năm tù.

    3. Trịnh Thanh Hùng – cựu Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ các ngành kinh tế, kỹ thuật, Bộ Khoa học và Công nghệ 14 đến 15 năm tù.

    4. Nguyễn Minh Tuấn – cựu Vụ trưởng Vụ trang thiết bị và công trình y tế, Bộ Y tế 8 đến 9 năm tù.

    5. Nguyễn Huỳnh – cựu Phó phòng Quản lý giá thuốc, Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế 9 đến 10 năm tù.

    6. Nguyễn Nam Liên – cựu Vụ trưởng Kế hoạch Tài chính, Bộ Y tế 8 đến 9 năm tù.

    Tội “Đưa hối lộ”:

    1. Phan Tôn Noel Thảo – trợ lý Tài chính Công ty Việt Á 4 đến 5 năm tù.

    2. Hồ Thị Thanh Thảo – thủ quỹ Công ty Việt Á 4 đến 5 năm tù.

    Tội “Vi phạm quy định về quản lý sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí”:

    1. Chu Ngọc Anh – cựu Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ 3 đến 4 năm tù.

    2. Phạm Công Tạc – cựu Thứ trưởng Khoa học và Công nghệ 3 đến 4 năm tù.

    Tội “Vi phạm quy định đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”:

    1. Trần Thị Hồng – nhân viên Công ty Việt Á 36 đến 48 tháng tù.

    2. Trần Tiến Lực – nhân viên Công ty Việt Á 36 đến 42 tháng tù.

    3. Lê Trung Nguyên – nhân viên Công ty Việt Á 36 đến 42 tháng tù.

    4. Ngụy Thị Hậu – cựu Phó phòng Tài chính kế toán, CDC tỉnh Bắc Giang 36 đến 42 tháng tù.

    5. Phan Huy Văn – Giám đốc Công ty Dược Phan Anh 42 đến 48 tháng tù.

    6.Phan Thị Khánh Vân – kinh doanh tự do 4 đến 5 năm tù.

    7. Lâm Văn Tuấn – cựu Giám đốc CDC tỉnh Bắc Giang 6 đến 7 năm tù.

    8. Nguyễn Mạnh Cường – cựu Kế toán trưởng CDC tỉnh Hải Dương 30 đến 36 tháng tù.

    9. Nguyễn Thị Trang – cựu Giám đốc Trung tâm tư vấn và dịch vụ tài chính, Sở Tài chính tỉnh Hải Dương 30 đến 36 tháng tù treo.

    10. Tiêu Quốc Cường – cựu Kế toán trưởng, cựu Phó phòng Kế hoạch Tài chính, Sở Y tế tỉnh Bình Dương 4 đến 5 năm tù.

    11. Nguyễn Thành Danh – cựu Giám đốc CDC tỉnh Bình Dương 10 tháng 4 ngày (bằng thời gian tạm giam)

    12. Trần Thanh Phong – cựu Phó phòng Tài chính Kế toán, CDC tỉnh Bình Dương 24 đến 30 tháng tù treo

    13. Lê Thị Hồng Xuyên – cựu nhân viên CDC tỉnh Bình Dương 2 đến 3 năm tù.

    14. Nguyễn Trường Giang – Giám đốc Công ty VNDAT 3 đến 4 năm tù.

    15. Nguyễn Thị Thúy – Giám đốc dự án, Công ty VNDAT 30 đến 36 tháng tù.

    16. Nguyễn Văn Định – cựu Giám đốc CDC tỉnh Nghệ An 30 đến 36 tháng tù treo.

    17. Nguyễn Thị Hồng Thắm – cựu Kế toán trưởng, CDC tỉnh Nghệ An 24 đến 30 tháng tù treo.

    18. Hồ Công Hiếu – nhân viên Công ty Thẩm định giá miền nam, chi nhánh Nghệ An 24 đến 36 tháng tù treo.

    19. Vũ Văn Doanh – Giám đốc Công ty Thẩm định giá Thăng Long 30 đến 36 tháng tù treo.

    20. Tạ Ngọc Chức – Tổng giám đốc Công ty Thẩm định và Đầu tư Toàn Cầu 24 đến 30 tháng tù.

    21. Ninh Văn Sinh – cựu Phó Giám đốc Công ty Thẩm định giá Trung Tín 18 đến 24 tháng tù.

    Tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”:

    1. Phạm Mạnh Cường – cựu Giám đốc Sở Y tế tỉnh Hải Dương 5 đến 6 năm tù.

    2. Nguyễn Văn Trịnh – cựu cán bộ Văn phòng Chính phủ 7 đến 8 năm tù.

    3. Phạm Xuân Thăng – cựu Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương 5 đến 6 năm tù.

    Tội “Lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi”:

    1. Nguyễn Bạch Thùy Linh – Giám đốc Công ty SNB Holdings 30 đến 46 tháng tù treo.

    2. Nguyễn Thị Thanh Thủy – cựu chuyên viên Nhà xuất bản Giáo dục 3 đến 4 năm tù.

    Nguồn: Sưu tầm