January 26, 2025

TIN NÓNG 24 GIỜ QUA: Bắt Chủ tịch UBND tỉnh An Giang; nghi phạm 15 tuổi giết cha, đốt xác phi tang

[lastupdated] - Lượt Views:

  • Triệu Lộ Tư trở lại showbiz
  • TIN NÓNG 24 GIỜ QUA: Xông vào tiệm vàng, tự cứa cổ rồi nhảy lầu tử vong; phá đường dây lừa đảo “khủng”
  • Song Hye Kyo và “vận đen” với phim điện ảnh?

  • Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Nguyễn Thanh Bình bị bắt tạm giam

    Như Dân Việt đã thông tin: Ngày 25/12, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã khởi tố, bắt tạm giam với ông Nguyễn Thanh Bình (Chủ tịch UBND tỉnh An Giang) về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, quy định tại khoản 3, Điều 356 Bộ luật Hình sự.

    Chủ tịch UBND tỉnh An Giang bị bắt tạm giam - Ảnh 1.

    Ông Nguyễn Thanh Bình, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang bị khởi tố, bắt tạm giam. Ảnh: Bộ Công an

    Cơ quan điều tra xác định ông Bình đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn, can thiệp, chỉ đạo giúp Công ty cổ phần Đầu tư Trung Hậu – Tổng 68 được cấp phép thăm dò, khai thác, điều chỉnh trữ lượng, công suất và khai thác trái quy định của pháp luật tại mỏ cát xã Mỹ Hiệp và Bình Phước Xuân, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang, thu lợi bất chính số tiền đặc biệt lớn, gây thiệt hại tài sản Nhà nước.

    Trước đó, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã khởi tố vụ án Vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên; Đưa hối lộ; Nhận hối lộ; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, xảy ra tại Công ty cổ phần Đầu tư Trung Hậu – Tổng 68, Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh An Giang và các đơn vị liên quan.

    Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đang tiếp tục điều tra mở rộng vụ án; rà soát, kê biên, phong tỏa tài sản của các đối tượng để đảm bảo triệt để thu hồi cho Nhà nước.

    Trước đó, ngày 25/8, Cơ quan CSĐT Bộ Công an cũng đã khởi tố, bắt tạm giam bị can Trần Anh Thư (Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang) về tội Nhận hối lộ.

    Cùng tội danh trên, ông Nguyễn Việt Trí (Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh An Giang) cũng bị khởi tố hồi giữa tháng 8.

    Theo Trung tướng Tô Ân Xô (Người phát ngôn Bộ Công an), Công ty cổ phần Đầu tư Trung Hậu – Tổng 68 được UBND tỉnh An Giang cấp phép khai thác tổng khối lượng hơn 1,53 triệu m3 cát để cung cấp cho 4 công trình.

    Lợi dụng giấy phép khai thác khoáng sản được cấp, Lê Quang Bình (Chủ tịch HĐTV, Tổng giám đốc công ty) đã chỉ đạo nhân viên và thuê các đối tượng liên quan tổ chức khai thác hơn 4,78 triệu m3 cát, vượt trữ lượng được cấp phép hơn 3,2 triệu m3, có giá trị tạm tính khoảng 253 tỷ đồng.

    Số lượng cát được khai thác trên không được ghi vào sổ sách và không được nộp nghĩa vụ tài chính.

    Để tiêu thụ số cát khai thác trái phép trên, Lê Quang Bình cùng đồng phạm dùng thủ đoạn thông qua các công ty trung gian do mình thành lập, quản lý mua hóa đơn đầu vào khống nhằm hợp thức nguồn gốc cát.

    Số tiền thu được, Bình sử dụng chi cho một số cán bộ cơ quan chức năng của tỉnh An Giang, trong đó có ông Nguyễn Việt Trí – Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh An Giang.

    Nghi phạm 15 tuổi giết cha, đốt xác phi tang

    Như Dân Việt đã thông tin: Ngày 25/12, nguồn tin của phóng viên xác nhận, Công an tỉnh Lâm Đồng đã khởi tố, bắt tạm giam N.Đ.T. (15 tuổi, ngụ tại thôn Kim Thanh, xã Lộc Nga, TP.Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng) để điều tra về hành vi Giết người liên quan đến vụ con trai giết cha ruột rồi đốt xác phi tang ở Bảo Lộc, Lâm Đồng.

    Trước đó, theo điều tra ban đầu của cơ quan công an, ngày 22/12, N.Đ.T và cha là Nguyễn Mạnh Tâm (53 tuổi) có xảy ra cãi vã. Sau đó, T. dùng hung khí đánh chết cha mình rồi đốt thi thể. Không dừng lại ở đó, Thi đã dùng băng keo quấn thi thể cha ruột lại rồi gác lên la phông phía sau mái nhà tắm phi tang.

    Con trai giết cha ruột rồi đốt xác phi tang ở Bảo Lộc, Lâm Đồng - Ảnh 1.

    Hiện cơ quan chức năng đã tổ chức khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi vụ con trai giết cha ruột rồi đốt xác phi tang ở Bảo Lộc, Lâm Đồng.

    Đến tối ngày 24/12, bà nội T. có hỏi về ông Tâm thì T. nói đã sát hại cha mình. Sau đó, Thi đã đến cơ quan công an đầu thú.

    Sau khi tiếp nhận tin báo, Công an tỉnh Lâm Đồng đã tiến hành khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi để điều tra, làm rõ vụ án mạng.

    Xét xử phúc thẩm vụ chuyến bay giải cứu

    Như Dân Việt đã thông tin: Hôm nay (25/12), TAND Cấp cao tại Hà Nội mở phiên phúc thẩm, xem xét kháng cáo của 21 bị cáo trong vụ án chuyến bay giải cứu.

    Clip: Cựu Cục trưởng Nguyễn Thị Hương Lan kéo mũ tránh ống kính của báo chí khi được dẫn giải tới tòa. Ảnh: H.N

    Trong những người kháng cáo có Phạm Trung Kiên, cựu Thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế; Vũ Anh Tuấn, nguyên Phó phòng Tham mưu, Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an; Nguyễn Thị Hương Lan, nguyên Cục trưởng Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao và Tô Anh Dũng, cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao.

    Cả 4 người trên đều bị tòa sơ thẩm xác định nhận hối lộ hàng chục tỷ đồng và bị tuyên án tù chung thân. Họ kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.

    Một người khác cũng bị tuyên tù chung thân là Hoàng Văn Hưng, cựu điều tra viên của cơ quan điều tra Bộ Công an, do có hành vi lừa đảo hơn 18,8 tỷ đồng tiền “chạy án”. Bị cáo này liên tục kêu oan trong và sau phiên tòa sơ thẩm nhưng đến nay lại bất ngờ nhận tội, nộp lại tiền chiếm đoạt.

    Clip dẫn giải cựu Thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế và một số bị cáo tới tòa. Clip: H.N

    Nguồn tin của Dân Việt cho hay, ông Hưng thay đổi kháng cáo từ kêu oan sang xin giảm nhẹ hình phạt với các căn cứ là đã thành khẩn nhận tội, nộp tiền khắc phục hậu quả, có nhiều thành tích trong công tác…

    Phúc thẩm vụ chuyến bay giải cứu: Hoàng Văn Hưng có căn cứ gì để xin giảm nhẹ hình phạt? - Ảnh 1.

    Hoàng Văn Hưng xin vắng mặt nhưng vẫn có mặt tại phiên phúc thẩm, sáng 25/12. Ảnh Đ.X

    Trong 2 cựu lãnh đạo UBND tỉnh, thành liên quan vụ án, ông Chử Xuân Dũng, cựu Phó chủ tịch UBND Hà Nội không kháng cáo, còn ông Trần Văn Tân, cựu Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.

    Phiên tòa dự kiến diễn ra 4 ngày, dưới sự điều hành của thẩm phán Mai Anh Tài.

    Clip: An ninh tại phiên tòa phúc thẩm vụ chuyến bay giải cứu được thắt chặt. Clip: H.N

    Theo án sơ thẩm tuyên hôm 28/7/2023, tòa xác định thời điểm cấp phép các chuyến bay đưa người từ nước ngoài về tránh dịch Covid-19, nhiều doanh nghiệp nộp hồ sơ nhưng gặp khó khăn, bị từ chối hoặc không được trả lời. Có doanh nghiệp nhận được phê duyệt trước khi bay một ngày nên không thể tổ chức đưa người về nước, dẫn tới thua lỗ.

    Vì vậy, nhiều doanh nghiệp liên hệ các bị cáo đặt vấn đề nhờ vả, xin cấp phép chuyến bay nhiều hơn với nhiều khách hơn và cấp phép sớm hơn. Số tiền này dựa trên số chuyến bay, số khách, cân đối lợi ích của doanh nghiệp.

    Số tiền trao nhận có lần lên tới hàng tỷ đồng; việc nhận tiền diễn ra nhiều lần với số lượng vượt hàng trăm lần thu nhập bình thường, theo bản án.

    Tại tòa sơ thẩm, các bị cáo thuộc doanh nghiệp khai không đưa tiền sẽ không được tạo điều kiện; việc đưa tiền là chia sẻ lợi ích, mong được tiếp tục cấp phép. Như vậy, Hội đồng xét xử sơ thẩm khẳng định việc đưa nhận tiền là hối lộ; không chấp nhận ý kiến của các bị cáo, luật sư nói chỉ là “cảm ơn”.

    Phúc thẩm vụ chuyến bay giải cứu: Hoàng Văn Hưng có căn cứ gì để xin giảm nhẹ hình phạt? - Ảnh 2.

    Các bị cáo tại tòa sơ thẩm, tháng 7/2023.

    Với nhóm đưa hối lộ, cấp sơ thẩm xác định họ đưa tiền cho nhiều bị cáo để mong muốn được tạo điều kiện. Có doanh nghiệp đưa nhiều lần, số lượng đặc biệt lớn và sau đó, họ được ưu ái tổ chức chuyến bay nhiều hơn tại những thị trường mong muốn. Không thể nói đây là “cảm ơn theo văn hóa người Việt”.

    Nhóm bị cáo nhận hối lộ đều là người có chức vụ quyền hạn nhưng lợi dụng dịch bệnh, lợi dụng vị trí công tác để nhũng nhiễu, tạo cơ chế xin cho buộc donah nghiệp đưa hối lộ.

    Thủ đoạn nhận hối lộ có 2 trường hợp, gồm mặc cả, buộc doanh nghiệp chi tiền hoặc gây khó khăn bằng cách mập mờ, làm không hết trách nhiệm buộc doanh nghiệp chi tiền “bất thành văn” mới được cấp phép chuyến bay. Một số bị cáo còn thông đồng, chia sẻ nhau tiền nhận hối lộ nên cần xử phạt nghiêm.

    Nhóm môi giới hối lộ, gồm cựu Thiếu tướng Nguyễn Anh Tuấn, tòa án xác định họ lợi dụng sự thân quen với các cá nhân có thẩm quyền, giúp một số doanh nghiệp, cá nhân đưa tiền để được cấp phép chuyến bay hoặc “chạy án”. Riêng ông Tuấn còn bị xác định môi giới số tiền đặc biệt lớn nên cần mức hình phạt nghiêm để răn đe, giáo dục và phòng ngừa chung.

    Với nhóm cựu cán bộ tại Malaysia, đứng đầu là cựu Đại sứ Trần Việt Thái, tòa xác định họ là người có chức vụ quyền hạn, có trách nhiệm thực thi công vụ nhưng khi làm nhiệm vụ đã vụ lợi, thu tiền của những người mãn hạn tù vượt mức quy định. Do vậy, họ phạm tội “Lợi dụng, chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”; ông Thái phải chịu trách nhiệm chính.

    Theo bản án sơ thẩm, tại Văn phòng Chính phủ có 4 bị cáo chịu cáo buộc nhận hối lộ tổng cộng gần 15 tỷ đồng. Nhiều nhất là Nguyễn Quang Linh, cựu Trợ lý Phó thủ tướng nhận 4,2 tỷ đồng. Nhóm này có vi phạm trong tiếp nhận, xử lý hồ sơ chuyến bay giải cứu, tạo điều kiện cho một số doanh nghiệp trục lợi.

    Bộ Ngoại giao cũng có 5 cán bộ bị cáo buộc “Nhận hối lộ” trong đó cựu Thứ trưởng Tô Anh Dũng “cầm” 21,5 tỷ đồng từ các doanh nghiệp thân quen. Bị can Nguyễn Thị Hương Lan, cựu Cục trưởng Cục Lãnh sự nhận 25,8 tỷ đồng; Đỗ Hoàng Tùng, cựu Phó cục trưởng nhận 12,2 tỷ; Lê Tuấn Anh, cựu Chánh văn phòng cục nhận 1,8 tỷ và Lưu Tuấn Dũng, cựu Phó phòng bảo hộ công dân, nhận 527 triệu.

    Ngoài ra, có 5 bị can là đại điện ngoại giao cũng bị cáo buộc nhận hối lộ gồm Vũ Hồng Nam, cựu Đại sứ tại Nhật Bản, nhận 1,8 tỷ đồng; Nguyễn Hồng Hà, cựu Tổng lãnh sự tại Osaka, hơn 2 tỷ; Lý Tiến Hùng, cán bộ Đại sứ quán tại Nga, nhận 437 triệu; Vũ Ngọc Minh, cựu Đại sứ tại Angola, 864 triệu;

    Nhóm cán bộ Đại sứ quán tại Malaysia, đứng đầu là cựu Đại sứ Trần Việt Thái bị xác định “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” do có hành vi thu tiền cao hơn quy định với gần 2.000 người về nước.

    Tại Bộ Y tế,  Phạm Trung Kiên, cựu Thư ký Thứ trưởng bị cáo buộc nhận hối lộ tới 42,6 tỷ đồng khi “tạo điều kiện” cho các doanh nghiệp tổ chức chuyến bay giải cứu. Hiện tại, Kiên đã trả lại 12,2 tỷ trong số này cho các doanh nghiệp, cá nhân liên quan.

    Bộ Giao thông Vận tải có 2 người bị cáo buộc nhận hối lộ gồm Ngô Quang Tuấn, cựu chuyên viên Vụ hợp tác quốc tế, nhận 1,7 tỷ đồng và Vũ Hồng Quang, cựu Phó phòng Vận tải Hàng không, 1,9 tỷ đồng. Họ bị cáo buộc trục lợi trong quá trình tham mưu, xét duyệt các chuyến bay giải cứu của một số doanh nghiệp.

    Ở Bộ Công an, có 3 cán bộ Cục Quản lý xuất nhập cảnh bị cáo buộc nhận hối lộ để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp được thực hiện chuyến bay combo. Trong đó, cựu Phó cục trưởng Trần Văn Dự nhận 7,6 tỷ đồng; Vũ Anh Tuấn, cựu Phó phòng tham mưu, hơn 27 tỷ đồng và cán bộ Vũ Sỹ Cường nhận hơn 9,3 tỷ đồng.

    Khi vụ án được điều tra, cựu Phó giám đốc Công an TP.Hà Nội, Nguyễn Anh Tuấn còn nhận hơn 2,6 triệu USD để “chạy án” cho 2 bị can là lãnh đạo doanh nghiệp. Ông Tuấn đưa 800.000 USD trong số này cho Hoàng Văn Hưng, Trưởng phòng điều tra kiêm điều tra viên chính của vụ án. Hưng đã lừa đảo, chiếm đoạt số tiền này.

    Hai cựu lãnh đạo Hà Nội và Quảng Nam cũng bị cáo buộc nhận hối lộ. Trong đó, ông Chử Xuân Dũng, cựu Phó chủ tịch UBND TP.Hà Nội nhận hơn 2 tỷ đồng khi duyệt chủ trương cách ly cho 5 doanh nghiệp. Còn ông Trần Văn Tân, cựu Phó chủ tịch UBND Quảng Nam, nhận hối lộ 5 tỷ đồng từ một doanh nghiệp thực hiện cách ly, bay giải cứu.

    2 thanh niên lừa người đồng tính vào nhà vệ sinh công viên rồi cướp tài sản

    Như Dân Việt đã thông tin: Ngày 25/12, Công an quận Phú Nhuận, TP.HCM cho biết đang tạm giữ Nguyễn Minh Luân (SN 2006) và Nguyễn Văn Sơn (SN 1999, ngụ tỉnh Quảng Ngãi) về hành vi cướp tài sản.

    2 thanh niên lừa người đồng tính vào nhà vệ sinh công viên Gia Định rồi kề kéo vào cổ, cướp tài sản - Ảnh 1.

    2 thanh niên lừa người đồng tính vào nhà vệ sinh công viên Gia Định rồi kề kéo vào cổ, cướp tài sản, bị bắt. Ảnh: CACC

    Theo điều tra, khoảng 4h ngày 23/12, anh P.N.L (SN 1991, quê tỉnh Bình Thuận) đến khu B, công viên Gia Định, phường 9, quận Phú Nhuận kiếm người quan hệ tình dục đồng tính.

    Tại đây, anh L được 2 thanh niên đồng ý quan hệ đồng tính. Sau đó, cả ba ra phía đi ra phía sau nhà vệ sinh khu B để “hành sự”.

    Trong nhà vệ sinh, anh L bất ngờ bị 1 đối tượng túm tóc, người còn lại kề kéo vào cổ, cướp một điện thoại di động hiệu OPPO Remo 7 cùng số tiền 1,2 triệu đồng và một thẻ ngân hàng ATM Vietcombank.

    Bị cướp bất ngờ, anh L truy hô cướp thì cả 2 đối tượng nhanh chân tháo chạy. Nghe tiếng truy hô, 1 tài xế xe ôm công nghệ đã cùng anh L truy đuổi, cùng nhau bắt giữ đối tượng Luân, riêng Sơn chạy thoát.

    Vào cuộc điều tra, Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP.HCM đã phối hợp với Công an quận Phú Nhuận, Gò Vấp, quận 12 bắt giữ được Sơn sau đó.

    Bắt đối tượng mang súng vận chuyển ma túy, 1 viên đạn đã lên nòng

    Như Dân Việt đã thông tin: Ngày 25/12, Công an huyện Mộc Châu (tỉnh Sơn La) đã chủ trì phối hợp với các lực lượng chức năng phá thành công chuyên án, bắt giữ đối tượng Tráng Pà Chống (SN 1955, trú tại xã Lóng Sập, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La) về hành vi “Vận chuyển trái phép ma túy”.

    Đáng nói, ngoài ma túy, lực lượng chức năng còn thu giữ một khẩu súng carbine với 2 viên đạn, trong đó 1 viên đã lên nòng.

    Sơn La: Bắt đối tượng mang súng vận chuyển ma túy, 1 viên đạn đã lên nòng - Ảnh 1.

    Đối tượng Tráng Pà Chống cùng tang vật là ma túy và súng carbine tại cơ quan công an. Ảnh: Cao Thiên

    Theo đó, tại khu vực bản Pu Nhan, xã Lóng Sập, huyện Mộc Châu (Sơn La), lực lượng Công an huyện Mộc Châu chủ trì phối hợp với Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Công an tỉnh Sơn La; Công an huyện Vân Hồ; Đồn biên phòng cửa khẩu Lóng Sập đã tổ chức phá thành công chuyên án, bắt quả tang đối tượng Tráng Pà Chống. Vật chứng thu giữ gồm 60 túi ma túy tổng hợp, với hơn 11.900 viên ma túy tổng hợp, có trọng lượng hơn 1,1kg và 1 khẩu súng carbine (ký hiệu USCARBINE CAL 30.M2 và INLANDDIV 7561288), 1 hộp tiếp đạn, súng có 2 viên đạn, trong đó đã có 1 viên đã lên nòng.

    Tại cơ quan công an, Chống khai nhận mua số ma túy trên từ bên kia biên giới, đi theo đường tiểu ngạch, vượt rừng mang về bản để tiêu thụ.

    Nguồn: Sưu tầm