January 23, 2025

Hoàng Văn Hưng nói thấy rất đáng tiếc và đau lòng vì nhận tiền “chạy án”, xin xử vắng mặt để chữa bệnh

[lastupdated] - Lượt Views:

  • NSND Tống Toàn Thắng: “Thưởng Tết ở Liên đoàn Xiếc tăng cao”
  • Danh ca Thanh Tuyền từng “phán” một câu về tương lai của Hoài Linh và điều đó đã ứng nghiệm
  • Hé lộ nỗi buồn lớn nhất của Thương Tín và điều muốn thực hiện với mẹ ngoài 90 tuổi dịp Tết

  • Theo án sơ thẩm tuyên hôm 28/7, tòa xác định thời điểm cấp phép các chuyến bay đưa người từ nước ngoài về tránh dịch Covid-19, nhiều doanh nghiệp nộp hồ sơ nhưng gặp khó khăn, bị từ chối hoặc không được trả lời. Có doanh nghiệp nhận được phê duyệt trước khi bay một ngày nên không thể tổ chức đưa người về nước, dẫn tới thua lỗ.

    Vì vậy, nhiều doanh nghiệp liên hệ các bị cáo đặt vấn đề nhờ vả, xin cấp phép chuyến bay nhiều hơn với nhiều khách hơn và cấp phép sớm hơn. Số tiền này dựa trên số chuyến bay, số khách, cân đối lợi ích của doanh nghiệp.

    Số tiền trao nhận có lần lên tới hàng tỷ đồng; việc nhận tiền diễn ra nhiều lần với số lượng vượt hàng trăm lần thu nhập bình thường, theo bản án.

    Tại tòa sơ thẩm, các bị cáo thuộc doanh nghiệp khai không đưa tiền sẽ không được tạo điều kiện; việc đưa tiền là chia sẻ lợi ích, mong được tiếp tục cấp phép. Như vậy, Hội đồng xét xử sơ thẩm khẳng định việc đưa nhận tiền là hối lộ; không chấp nhận ý kiến của các bị cáo, luật sư nói chỉ làcảm ơn.

    Với nhóm đưa hối lộ, cấp sơ thẩm xác định họ đưa tiền cho nhiều bị cáo để mong muốn được tạo điều kiện. Có doanh nghiệp đưa nhiều lần, số lượng đặc biệt lớn và sau đó, họ được ưu ái tổ chức chuyến bay nhiều hơn tại những thị trường mong muốn. Không thể nói đây là “cảm ơn theo văn hóa người Việt”.

    Nhóm bị cáo nhận hối lộ đều là người có chức vụ quyền hạn nhưng lợi dụng dịch bệnh, lợi dụng vị trí công tác để nhũng nhiễu, tạo cơ chế xin cho buộc donah nghiệp đưa hối lộ.

    Thủ đoạn nhận hối lộ có 2 trường hợp, gồm mặc cả, buộc doanh nghiệp chi tiền hoặc gây khó khăn bằng cách mập mờ, làm không hết trách nhiệm buộc doanh nghiệp chi tiền “bất thành văn” mới được cấp phép chuyến bay. Một số bị cáo còn thông đồng, chia sẻ nhau tiền nhận hối lộ nên cần xử phạt nghiêm.

    Nhóm môi giới hối lộ, gồm cựu Thiếu tướng Nguyễn Anh Tuấn, tòa án xác định họ lợi dụng sự thân quen với các cá nhân có thẩm quyền, giúp một số doanh nghiệp, cá nhân đưa tiền để được cấp phép chuyến bay hoặc “chạy án”. Riêng ông Tuấn còn bị xác định môi giới số tiền đặc biệt lớn nên cần mức hình phạt nghiêm để răn đe, giáo dục và phòng ngừa chung.

    Với nhóm cựu cán bộ tại Malaysia, đứng đầu là cựu Đại sứ Trần Việt Thái, tòa xác định họ là người có chức vụ quyền hạn, có trách nhiệm thực thi công vụ nhưng khi làm nhiệm vụ đã vụ lợi, thu tiền của những người mãn hạn tù vượt mức quy định. Do vậy, họ phạm tội “Lợi dụng, chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”; ông Thái phải chịu trách nhiệm chính.

    Theo bản án sơ thẩm, tại Văn phòng Chính phủ có 4 bị cáo chịu cáo buộc nhận hối lộ tổng cộng gần 15 tỷ đồng. Nhiều nhất là Nguyễn Quang Linh, cựu Trợ lý Phó thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh, nhận 4,2 tỷ đồng. Nhóm này có vi phạm trong tiếp nhận, xử lý hồ sơ chuyến bay giải cứu, tạo điều kiện cho một số doanh nghiệp trục lợi.

    Bộ Ngoại giao cũng có 5 cán bộ bị cáo buộc “Nhận hối lộ” trong đó cựu Thứ trưởng Tô Anh Dũng “cầm” 21,5 tỷ đồng từ các doanh nghiệp thân quen. Bị can Nguyễn Thị Hương Lan, cựu Cục trưởng Cục Lãnh sự nhận 25,8 tỷ đồng; Đỗ Hoàng Tùng, cựu Phó cục trưởng nhận 12,2 tỷ; Lê Tuấn Anh, cựu Chánh văn phòng cục nhận 1,8 tỷ và Lưu Tuấn Dũng, cựu Phó phòng bảo hộ công dân, nhận 527 triệu.

    Ngoài ra, có 5 bị can là đại điện ngoại giao cũng bị cáo buộc nhận hối lộ gồm Vũ Hồng Nam, cựu Đại sứ tại Nhật Bản, nhận 1,8 tỷ đồng; Nguyễn Hồng Hà, cựu Tổng lãnh sự tại Osaka, hơn 2 tỷ; Lý Tiến Hùng, cán bộ Đại sứ quán tại Nga, nhận 437 triệu; Vũ Ngọc Minh, cựu Đại sứ tại Angola, 864 triệu;

    Nhóm cán bộ Đại sứ quán tại Malaysia, đứng đầu là cựu Đại sứ Trần Việt Thái bị xác định “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” do có hành vi thu tiền cao hơn quy định với gần 2.000 người về nước.

    Tại Bộ Y tế, bị can Phạm Trung Kiên, cựu Thư ký Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên bị cáo buộc nhận hối lộ tới 42,6 tỷ đồng khi “tạo điều kiện” cho các doanh nghiệp tổ chức chuyến bay giải cứu. Hiện tại, Kiên đã trả lại 12,2 tỷ trong số này cho các doanh nghiệp, cá nhân liên quan.

    Bộ Giao thông Vận tải có 2 người bị cáo buộc nhận hối lộ gồm Ngô Quang Tuấn, cựu chuyên viên Vụ hợp tác quốc tế, nhận 1,7 tỷ đồng và Vũ Hồng Quang, cựu Phó phòng Vận tải Hàng không, 1,9 tỷ đồng. Họ bị cáo buộc trục lợi trong quá trình tham mưu, xét duyệt các chuyến bay giải cứu của một số doanh nghiệp.

    Ở Bộ Công an, có 3 cán bộ Cục Quản lý xuất nhập cảnh bị cáo buộc nhận hối lộ để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp được thực hiện chuyến bay combo. Trong đó, cựu Phó cục trưởng Trần Văn Dự nhận 7,6 tỷ đồng; Vũ Anh Tuấn, cựu Phó phòng tham mưu, hơn 27 tỷ và cán bộ Vũ Sỹ Cường nhận hơn 9,3 tỷ.

    Khi vụ án được điều tra, cựu Phó giám đốc Công an TP.Hà Nội, Nguyễn Anh Tuấn còn nhận hơn 2,6 triệu USD để “chạy án” cho 2 bị can là lãnh đạo doanh nghiệp. Ông Tuấn đưa 800.000 USD trong số này cho Hoàng Văn Hưng, Trưởng phòng điều tra kiêm điều tra viên chính của vụ án. Hưng đã lừa đảo, chiếm đoạt số tiền này.

    Hai cựu lãnh đạo Hà Nội và Quảng Nam cũng bị cáo buộc nhận hối lộ. Trong đó, ông Chử Xuân Dũng, cựu Phó chủ tịch UBND TP.Hà Nội nhận hơn 2 tỷ đồng khi duyệt chủ trương cách ly cho 5 doanh nghiệp. Còn Trần Văn Tân, cựu Phó chủ tịch UBND Quảng Nam, nhận hối lộ 5 tỷ đồng từ một doanh nghiệp thực hiện cách ly, bay giải cứu.

    Nguồn: Sưu tầm