January 25, 2025

Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Việt Nam thừa tiềm năng để phát triển nông nghiệp giải trí ngang tầm Hàn Quốc

[lastupdated] - Lượt Views:

  • TIN NÓNG 24 GIỜ QUA: Bắt nguyên Trưởng phòng Cảnh sát hình sự, CA TP.HCM; giải cứu cô gái bị bắt cóc
  • Công an giải cứu thành công cô gái bị bắt cóc ở Vĩnh Long
  • NSND Minh Hằng đóng vợ Quang Tèo trong hài Tết lấy cảm hứng từ nhân vật “thằng Bờm”

  • Sáng nay (22/12), Hội nghị toàn quốc về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa đã được tổ chức trực tiếp kết hợp với trực tuyến 63 điểm cầu trên khắp cả nước. Thủ tướng Phạm Minh Chính, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, Bộ trưởng Bộ VHTTDL chủ trị Hội nghị.

    “Không nên xem nhẹ yếu tố giải trí mà phải coi đó tiềm lực quan trọng”

    Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Lê Minh Hoan – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đưa ra dẫn chứng về cách làm của đất nước Hàn Quốc. Ông nói: “Đảo Nami – trường quay “Bản tình ca mùa đông” đã là điểm đến du lịch nổi tiếng, thu hút lượng lớn khách du lịch, bên cạnh đó là ảnh hướng tới xu hướng thời trang. Như vậy, lực hấp dẫn của văn hoá tạo ra hiệu ứng lớn. Phim Hàn Quốc đi tới đâu thì các sản phẩm của Hàn Quốc đi ra thế giới tới đó. Quảng cáo từ phim đã cộng hưởng để tạo ra nguồn kinh phí lớn, hiệu ứng tốt. Đó cũng là không gian phát triển cho các nhà làm văn hoá”.

    Bộ trưởng Bộ NN & PTNT Lê Minh Hoan: Học tập Hàn Quốc trong cách làm nông nghiệp giải trí - Ảnh 1.

    Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan. (Ảnh: VGP/Nhật Bắc).

    Bộ trưởng Lê Minh Hoan khẳng định: “Chúng ta có thể nhìn văn hoá ở khía cạnh bán hàng. Gần đây, tỉnh Phú Yên đã sử dụng phim “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” để làm thương hiệu du lịch cho tỉnh và tương đối thành công. Đây chính là sức mạnh của văn hoá. Đã đến lúc chúng ta phải định vị lại tính giải trí. 

    Người Hàn Quốc đã đưa ra một khái niệm mới là nông nghiệp giải trí, ghép nông nghiệp và giải trí trở thành một thuật ngữ, một sản phẩm mang lại giá trị thương mại đặc sắc. Tại Bắc Giang vừa qua, có sự kiện văn hoá – thời trang kết hợp với nông nghiệp trong mùa vải Lục Ngạn để kết nối bán hàng đã tạo ra sự lan toả tốt, thu hút được sự quan tâm và rất hiệu quả.

    Sự sáng tạo trong văn hoá, nông nghiệp – nông thôn còn vô vàn dư địa dành cho các nhà sáng tạo nội dung. Chúng ta có thể áp dụng và phát huy sức mạnh này tại nhiều địa phương với đa dạng các sản phẩm làng nghề thông qua chuyển đổi số, các nền tảng. Chúng ta không nên xem nhẹ yếu tố giải trí mà phải coi đó tiềm lực quan trọng. Nhìn rộng ra, công nghiệp văn hoá không chỉ mang lại giá trí kinh tế mà là giá trị sâu xa trong quảng bá hình ảnh đất nước, địa phương và các sản phẩm mang đậm bản sắc”.

    Cần lập lại trật tự và cân bằng để không bị “xâm lăng văn hóa”

    Cũng tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm cho rằng: “Ở hội nghị này, chúng ta lắng nghe các nhà sáng tạo văn hóa, các doanh nghiệp cần gì để đáp ứng hoặc có những việc chúng ta không nên làm nữa hoặc nên bớt đi để giảm gánh nặng cho họ. Lĩnh vực này là lĩnh vực ít phải kêu gọi tinh thần dám nghĩ, dám làm mà bài toán nằm ở chỗ chúng ta có dám cho làm không”.

    Bộ trưởng Bộ NN & PTNT Lê Minh Hoan: Học tập Hàn Quốc trong cách làm nông nghiệp giải trí - Ảnh 2.

    Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm. (Ảnh: VGP/ Nhật Bắc).

    Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm đưa ra quan điểm Việt Nam cần có những công cụ đo đếm thống nhất bằng cả phương pháp về kinh tế và công nghệ để thực sự đo đếm và quan sát đầy đủ lĩnh vực này. Hiện nay, bên cạnh lực lượng chính thống chúng ta quan sát và quản lý được thì có một lực lượng sáng tạo nội dung trên mạng mang về doanh thu lớn. 

    “Chúng ta chỉ nhìn vào số thu thuế của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế thông báo năm nay riêng các nền tảng số xuyên biên giới đăng ký nộp thuế đã thu được 8.000 tỷ; có những doanh nghiệp nộp tương ứng 10% doanh thu, có những doanh nghiệp tương ứng 5%. Như vậy chỉ riêng khu vực trên mạng, nội dung số doanh thu quảng cáo khoảng 4 tỷ USD, trong đó 70% là nước ngoài, chúng ta chỉ thu được phần nhỏ”.

    Ông Nguyễn Thanh Lâm cho rằng, trong chuyển đổi số phải dùng cả công nghệ và các phương pháp khác để quan sát được đầy đủ lĩnh vực này, có bộ đo chính thức, chính xác, đầy đủ và không nhầm. Bên cạnh đó, cần sớm có phương thức và mô hình phát triển. Mặc dù trong báo cáo của Bộ VHTT&DL có rất nhiều nội dung và chi tiết nhưng chúng ta còn thiếu phần nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế dù các nước xung quanh chúng ta có rất nhiều tương đồng về văn hóa, cách làm, xuất phát điểm có thể tham khảo. 

    Cần sớm xây dựng và áp dụng thể chế sandbox trong đổi mới sáng tạo của văn hóa. Chúng ta nên suy nghĩ thêm là dám cho làm và dám chấp nhận như ý kiến của một đại biểu đã nói là lĩnh vực có thể làm, có sai, có sửa, vừa làm vừa rút kinh nghiệm. 

    Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm cũng đề cập tới vấn đề “xâm lăng văn hóa”. Theo ông, hiện nay các gia đình đều xem Youtube, các kênh nước ngoài dễ hơn Truyền hình Việt Nam. Để lập lại trật tự và cân bằng ở lĩnh vực này, từ năm 2024, Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị tất cả các nền tảng ti vi thông minh của Việt Nam phải cài sẵn các ứng dụng về báo chí, truyền hình. 

    “Tới đây nếu Thủ tướng Chính phủ đồng ý, Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ VHTT&DL sẽ phối hợp đề xuất có quyết định của Thủ tướng bắt buộc cài sẵn ứng dụng nền tảng OTT lên các sản phẩm thiết bị thông minh. Chúng tôi kêu gọi sự tham gia của Bộ Công Thương ở lĩnh vực này. 

    Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ sớm đề xuất một số thể chế, đặc biệt trong hồ sơ đề nghị sửa đổi Luật Báo chí lần này đưa chính sách xuất khẩu các sản phẩm văn hóa thông qua báo chí, phát thanh, truyền hình trên không gian số” – Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm kiến nghị.