January 24, 2025

Các ngân hàng liên quan gì vụ án Chủ tịch tập đoàn Tân Hoàng Minh lừa đảo hơn 8.600 tỷ đồng?

[lastupdated] - Lượt Views:

  • Một nữ giáo viên đang nuôi 2 con nhỏ nghi bị sát hại trong rừng ở Lào Cai
  • Con trai Nghệ sĩ Nhân dân Hoàng Dũng tiết lộ về bạn gái vừa cầu hôn thành công sau 9 năm yêu
  • Bắt giữ 1 Giám đốc công ty khai thác trái phép hơn 50.000m3 đất

  • Như Dân Việt đã đưa, Viện KSND tối cao ra cáo trạng, truy tố Đỗ Anh Dũng (SN 1961), Chủ tịch Tân Hoàng Minh; Đỗ Hoàng Việt (SN 1994, con trai ông Dũng) và 13 đồng phạm về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

    Theo cáo buộc, các bị can “chạy dòng tiền”, để 3 công ty con thuộc tập đoàn tiến hành bán trái phiếu riêng lẻ gồm Công ty Ngôi Sao Việt; Công ty Soleil và Công ty Cung Điện Mùa Đông.

    Các công ty này sau đó mở 9 đợt chào bán trái phiếu riêng lẻ, tổng trị giá hơn 10.000 tỷ đồng. Qua đây, Đỗ Anh Dũng và đồng phạm huy động được gần 14.000 tỷ đồng.

    Các ngân hàng liên quan gì vụ án Tân Hoàng Minh lừa đảo 8.600 tỷ đồng? - Ảnh 1.

    Bị can Đỗ Anh Dũng và con trai Đỗ Hoàng Việt. Ảnh: Bộ Công an.

    Số tiền huy động được, ông Dũng và đồng phạm chi tiêu vào việc khác nhau, gồm “lấy của người sau trả cho người trước” hơn 5.165 tỷ đồng; trả nợ ngân hàng SHB hơn 1.818 tỷ đồng (đã nộp lại cơ quan tố tụng); trả tiền mua cổ phần, dự án hơn 4.568 tỷ đồng; chi tiêu cá nhân của Đỗ Anh Dũng hơn 801 tỷ đồng… Cơ quan tố tụng cáo buộc 15 bị can trong vụ chiếm đoạt 8.643 tỷ đồng.

    Quá trình phát hành trái phiếu, nhóm doanh nghiệp nghiệp Ngôi Sao Việt, Soleil, Cung Điện Mùa Đông đã ký các hợp đồng cung cấp dịch vụ quản lý tài sản đảm bảo với các ngân hàng Viettinbank Chi nhánh Tây Thăng Long, SHB trung tâm kinh doanh và Vietcombank Chi nhánh Thanh Xuân.

    Tại Viecombank, hồ sơ vụ án thể hiện chi nhánh Thanh Xuân của nhà băng này cung cấp dịch vụ quản lý tài sản cho Công ty Cung Điện Mùa Đông phát hành gói trái phiếu trị giá 1.900 tỷ đồng vào tháng 3/2022.

    Các cá nhân tại chi nhánh khai đã thực hiện mở tài khoản cho Công ty Cung Điện Mùa Đông để quản lý, giám sát dòng tiền trái phiếu “theo đúng mục đích phát hành”. Doanh nghiệp này sau đó đề nghị rút vốn và được Vietcombank đồng ý.

    Tuy nhiên, số tiền sau đó được luân chuyển, rút – nộp thế nào, Vietcombank: “Không theo dõi do không có thỏa thuận quản lý với khách hàng… Chi nhánh không biết được việc chạy dòng tiền để hợp thức phương án phát hành, mua bán trái phiếu sơ cấp của các đối tượng tại Tân Hoàng Minh”.

    Với SHB, các cá nhân tại Trung tâm kinh doanh của ngân hàng khai Tân Hoàng Minh là đối tác, đã có quan hệ nhiều năm trong việc cấp tín dụng. SHB đã nhận quản lý tài sản đảm bảo trái phiếu của công ty Ngôi Sao Việt 800 tỷ đồng và Soleil 800 tỷ đồng.

    Nhân viên SHB cho rằng không có quy định về thẩm định hoặc thẩm định lại giá trị tài sản đảm bảo nên họ chỉ căn cứ chứng thư thẩm định của các đơn vị định giá để ký hợp đồng quản lý tài sản đảm bảo trái phiếu.

    Về việc Ngôi Sao Việt các Soleil rút vốn, nhân viên SHB cho rằng “theo đúng thỏa thuận” và việc chuyển tiền khỏi tài khoản trái phiếu là đúng mục đích, phương án phát hành trái phiếu.

    Ngân hàng thứ 3 liên quan vụ án là Vietinbank Chi nhánh Tây Thăng Long. Các cá nhân tại đây khai đã cung cấp dịch vụ quản lý tài khoản và quản lý tài sản đảm bảo để các công ty Cung Điện Mùa Đông, Ngôi Sao Việt, Soleil phát hành trái phiếu.

    Với việc quản lý tài khoản trái phiếu, Vietinbank được Tân Hoàng Minh gửi đầy đủ các yêu cầu rút vốn của 3 công ty con nói trên, tổng khoảng 4.500 tỷ đồng. Số tiền này sau khi ra khỏi tài khoản, Vietinbank “không biết việc chạy dòng tiền khống, hợp thức phương án phát hành và hợp đồng mua bán trái phiếu sơ cấp giữa Tân Hoàng Minh và các tổ chức phát hành”.

    Về việc quản lý tài sản đảm bảo, Vietinbank chi nhánh Tây Thăng Long ký hợp đồng cung cấp dịch vụ, thế chấp có đăng ký giao dịch đảm bảo, quản lý giấy tờ gốc pháp lý và chứng minh sở hữu tài sản. Cũng như SHB, Vietinbank ký hợp đồng “dựa vào kết quả của các công ty thẩm định giá”.

    Nguồn: Sưu tầm