January 25, 2025

Vợ chồng ly hôn giả để mua nhà giá rẻ, ai ngờ tình thế xoay chuyển gia đình tan vỡ, thẩm phán cũng “bất lực”

[lastupdated] - Lượt Views:

  • TIN NÓNG 24 GIỜ QUA: Bắt nguyên Trưởng phòng Cảnh sát hình sự, CA TP.HCM; giải cứu cô gái bị bắt cóc
  • Công an giải cứu thành công cô gái bị bắt cóc ở Vĩnh Long
  • NSND Minh Hằng đóng vợ Quang Tèo trong hài Tết lấy cảm hứng từ nhân vật “thằng Bờm”

  • Ly hôn giả hóa ly hôn thật

    ‏Năm 2020, để con được đi học ở trường tốt, cặp vợ chồng Trung Quốc Lý và Mai quyết định mua nhà ở khu có nhiều cơ sở giáo dục xuất sắc. Tuy nhiên do hạn chế về chính sách, một gia đình muốn mua sẽ phải đối mặt với áp lực tài chính lớn hơn so với đối tượng người độc thân. Cặp vợ chồng phát hiện ra nhiều trường hợp chia sẻ kinh nghiệm giả vờ ly hôn sau đó mua nhà để được chiết khấu tối đa, cuối cùng tái hôn như bình thường.‏

    ‏Vậy nên anh chồng Lý đề nghị ly hôn giả, Mai cũng khen ngợi sự thông minh của chồng. Dù tiền 2 người góp chung, nhà đứng tên Lý nhưng Mai vẫn một lòng tin tưởng và không có chút nghi ngờ “kế hoạch” của chồng. Sau khi hoàn thành việc mua nhà, Mai vui vẻ chờ chồng tái hôn thì bất ngờ phát hiện không thể liên lạc với Lý. Lúc này Mai mới hoảng sợ, không biết chuyện gì đang xảy ra.‏

    Vợ chồng ly hôn giả để mua nhà giá rẻ, ai ngờ tình thế xoay chuyển gia đình tan vỡ, thẩm phán cũng bất lực - Ảnh 1.

    ‏Người vợ Mai bất ngờ khi vụ ly hôn giả lại hóa thật

    ‏Sau một tuần Mai gọi dồn dập, Lý cuối cùng cũng xuất hiện nhưng câu đầu tiên Lý nói lại là: “Anh chưa bao giờ giả vờ ly hôn với em”. Lời của Lý như sét đánh ngang tai Mai, cô chỉ biết bất lực tìm cách giành quyền nuôi con, căn nhà đứng tên chồng cũ coi như không thể cứu vãn. Vì pháp luật không công nhận việc “ly hôn giả” nên một khi đã ký vào giấy ly dị, mối quan hệ của 2 người chính thức chấm dứt về mặt pháp lý.‏

    Cha mẹ xung đột, con cái tổn thương

    ‏Tưởng chừng mọi chuyện đã kết thúc nhưng vì Lý không trả tiền cấp dưỡng cho con đúng hạn nên Mai càng tức giận, lập tức ra tòa kiện chồng cũ. Sau khi nghe Mai khiếu nại, thẩm phán đến gặp Lý, kết quả lại gây bối rối hơn. Lý cho biết Mai chưa bao giờ chăm sóc con cái và có thái độ không tốt khi nhận tiền từ chồng cũ, đó là lý do anh không trả tiền cấp dưỡng.‏

    Vợ chồng ly hôn giả để mua nhà giá rẻ, ai ngờ tình thế xoay chuyển gia đình tan vỡ, thẩm phán cũng bất lực - Ảnh 2.

    Vợ chồng ly hôn giả để mua nhà giá rẻ, ai ngờ tình thế xoay chuyển gia đình tan vỡ, thẩm phán cũng bất lực - Ảnh 3.

    ‏Vị thẩm phán đến tận nhà để tìm hiểu câu chuyện 2 vợ chồng này

    ‏Trước đó, khi tranh giành quyền nuôi con, Lý đã nói rằng nếu con gái ở với mình, Mai không cần chi tiền cấp dưỡng. Nhưng Mai không đồng ý, thậm chí còn dọa sẽ ôm con biến mất. Lý không muốn trường hợp cực đoan nhất xảy ra nên ký thỏa thuận hòa giải, để con gái cho vợ cũ.‏

    ‏Với sự kết nối của thẩm phán, cuối cùng Lý và Mai cũng đồng ý ngồi lại với nhau để giải quyết vấn đề. Nhưng ngay sau đó họ lập tức tranh cãi, Lý cho rằng Mai đã tiêu quá nhiều tiền, chỉ nên cho con gái đăng ký các lớp học thêm phù hợp với khả năng chi trả. Tuy nhiên Mai cũng cho biết thành tích học tập con gái đã xếp cuối lớp, không thể nào không học. Mai bắt đầu tố Lý không gặp con gái suốt nửa năm kể từ lúc ly hôn khiến thẩm phán ngồi bên cạnh cũng “bất lực” trước tình huống rối ren này.

    Khi người phụ nữ vẫn đang chì chiết chồng cũ thì con gái của họ tan học, mở cửa vào nhà làm cuộc tranh cãi bị gián đoạn. Cô bé cũng bối rối khi nhìn thấy cha mẹ từng yêu thương mình nay chỉ trích nhau không ngừng, chỉ lặng yên ngồi nép sang một bên không nói gì. ‏

    Vợ chồng ly hôn giả để mua nhà giá rẻ, ai ngờ tình thế xoay chuyển gia đình tan vỡ, thẩm phán cũng bất lực - Ảnh 4.

    ‏Trước mặt con gái, 2 vợ chồng vẫn không ngừng tranh cãi

    ‏Vị thẩm phán nhận thấy tâm trạng kỳ lạ của đứa trẻ nên yêu cầu Lý đưa con gái ra ngoài đi dạo một lúc. Kết quả là sau đó Lý đồng ý chuyển tiền trợ cấp 4.700 NDT (gần 16 triệu đồng) để con gái tham gia lớp học thêm.‏

    ‏Mai trách chồng từ vụ ly hôn khiến cô mất tài sản và gia đình. Còn Lý đã nhận thấy 2 người có tính cách quá trái ngược nên chuyện chia tay chỉ là sớm muộn. Câu chuyện xung đột của người lớn khiến đứa trẻ cũng bị ảnh hưởng không ít, dẫn đến kết quả học tập giảm sút. Cả vợ chồng Mai và Lý, không ai nhận ra điều này mà tập trung vào câu chuyện có hay không tiền cấp dưỡng.‏

    ‏Trên thực tế, cách giải quyết đoạn tuyệt, không bàn bạc với vợ mà mượn cớ ly dị như người chồng Lý vẫn là sai, gây ra bi kịch sau này. Vậy nên dù xảy ra bất cứ xung đột nào, hai vợ chồng cũng nên ngồi lại với nhau để giải quyết và thỏa thuận thật rõ ràng, tránh ảnh hưởng đến con cái vì khi cha mẹ bất hòa, con cái là người tổn thương nhất.‏

    Theo Toutiao