January 24, 2025

Cậu bé 8 tuổi ra đi, để lại 8 chữ khiến cha mẹ nào cũng phải suy ngẫm

[lastupdated] - Lượt Views:

  • NSND Hồng Vân ám chỉ một nghệ sĩ lúc nào cũng nghĩ mình giỏi nhưng chưa gặp thời, hận cuộc sống
  • Những lời chúc đầu Xuân 2025 hay và ý nghĩa nhất do bạn đọc Báo Dân Việt viết tặng
  • Lý do Quốc sắc phương hoa của Dương Tử kết thúc gây tiếc

  • “Con mệt quá, con muốn ngủ một lát”, lời nói bất lực và kiệt sức này không phải được nói ra bởi một người lớn đã làm việc quá sức mà là của một cậu bé 8 tuổi.

    Một ngày, có một bé trai 8 tuổi hôn mê được gia đình đưa đi cấp cứu. Trong khi các bác sĩ và y tá nỗ lực cứu chữa thì đứa trẻ đã tỉnh lại trong vài phút. Trong vài phút ngắn ngủi đó, em chỉ nói một câu: “Con mệt quá, con muốn ngủ một lát”. Sau đó cậu bé rơi vào trạng thái hôn mê và không bao giờ tỉnh lại.

    Bác sĩ nói là đứa trẻ không còn ý chí sống, hay nói cách khác là đứa trẻ quá mệt mỏi để sống, tình trạng này là do học tập quá sức mà đột tử. Người lớn chúng ta có thể tưởng tượng được không? Chuyện qua đời vì làm việc quá sức thực sự có thể xảy ra với một đứa trẻ như vậy. Rốt cuộc đứa trẻ này đã phải trải qua những gì?

    Cuộc sống của đứa trẻ ngày nay cũng không dễ dàng chút nào

    Sự ra đi của cậu bé tất nhiên đã khiến cha mẹ vô cùng hối hận. Câu chuyện của gia đình họ khiến nhiều người phải suy ngẫm vì nó không phải là ngoại lệ. Vì luôn kỳ vọng cuộc sống tương lai của con trai sẽ tươi sáng, cha mẹ em đã đầu tư rất nhiều tiền đăng ký cho con tham gia nhiều lớp học ngoại khóa.

    Mỗi ngày, cậu bé đều học cả ngày cả đêm và bị cha mẹ giám sát việc học tập rất nghiêm khắc. Từ khi học mẫu giáo, đứa trẻ chưa bao giờ có ngày nghỉ thứ Bảy, Chủ nhật mà sẽ được mẹ đưa đến nhiều trường luyện thi khác nhau.

    Cậu bé 8 tuổi ra đi, để lại 8 chữ khiến cha mẹ nào cũng phải suy ngẫm - Ảnh 1.

    Ảnh minh họa

    Năm 2023, ở Trung Quốc từng có vụ việc hai nữ sinh xuất sắc ở Hàng Châu đã nhảy lầu tự vẫn. Hai cô gái học cùng trường và mới học lớp 9. Thầy giáo của họ nói rất bất ngờ trước sự việc. Cả hai em đều là những học sinh ngoan và không ai từng nghĩ chúng sẽ có ý nghĩ tiêu cực như vậy.

    Có vẻ như cả những đứa trẻ “ngoan”, học tập xuất sắc và những đứa trẻ “hư”, lười học trong mắt mọi người đều gặp khó khăn. Điểm khác biệt duy nhất có lẽ là những đứa trẻ “ngoan” phần nhiều chỉ biết cắn răng chịu đựng.

    Bi kịch của những đứa trẻ “ngoan”

    Những đứa trẻ ngoan thường không khiến người lớn lo lắng. Nếu bạn yêu cầu con học tập chăm chỉ, nó sẽ tiến bộ mỗi ngày. Nếu bạn yêu cầu con đi về phía đông, nó sẽ không đi về phía tây dù có miễn cưỡng. Chúng ngoan đến mức giữ mọi giận dữ, tuyệt vọng, khổ sở cho riêng mình.

    Thật không may, nhiều bậc cha mẹ ngày nay quá chú trọng đến “sự ngoan” của con mình và quá bác bỏ “sự hư” của trẻ. Khi cha mẹ mất đi lập trường khách quan và lao vào “kỷ luật thép” con cái, con cái không cảm nhận được sự nhân từ của cha mẹ mà chỉ cảm nhận được sự lo lắng, từ đó thấy sợ hãi. Nếu mọi chuyện cứ tiếp diễn như vậy, trẻ sẽ không cảm nhận được niềm vui học tập thực sự mà chỉ tuân theo như một nạn nhân.

    Cha mẹ nên làm gì?

    Có lẽ điều quan trọng nhất người lớn nên làm là gác lại sự phán xét “tốt” và “xấu” mà hãy làm những điều sau đây cho con mình:

    Hãy cho con quyền tự do đưa ra quyết định

    Điều này bao gồm việc trao cho trẻ nhiều quyền hơn để tự đưa ra quyết định và tất nhiên là cho trẻ thời gian, không gian riêng, ngay cả khi đó là thời gian đi chơi, ngủ quên hoặc chơi game. Một đứa trẻ bị cha mẹ nhồi nhét, ép học mà ngoan ngoãn làm theo sẽ hoàn toàn từ bỏ lãnh thổ riêng và kìm nén mọi nhu cầu của mình; hoặc sẽ trở nên phụ thuộc và lười biếng. Cả hai kết quả đều không phải là điều cha mẹ thực sự mong muốn.

    Cần lưu ý rằng một đứa trẻ biết quản lý bản thân trước hết phải là một đứa trẻ có tự do. Chỉ khi trẻ có được tự do, chúng mới có cơ hội học cách tự ý thức và thực sự có khả năng làm chủ cuộc sống của chính mình.

    Mang đến cho trẻ một môi trường phát triển toàn diện và đa dạng

    Ví dụ, nếu con bạn có thể lực tốt và thích chơi đá bóng, cha mẹ có thể tạo cơ hội cho trẻ học thể thao, hướng đến ước mơ thành cầu thủ mà không cần đi theo con đường học tập, trở thành bác sĩ, kỹ sư. Hay đơn giản hơn, nếu một đứa trẻ hát hay, nhảy giỏi hoặc thậm chí chơi game giỏi, chúng cũng xứng đáng được tự hào và có thể tự tin vì điều đó. Bằng cách này, khi trẻ gặp khó khăn trong học tập, hoặc vì lý do nào đó mà điểm số sa sút thì toàn bộ sự tự tin, lòng tự trọng của trẻ sẽ không bị sụp đổ hoàn toàn.

    Cậu bé 8 tuổi ra đi, để lại 8 chữ khiến cha mẹ nào cũng phải suy ngẫm - Ảnh 2.

    Ảnh minh họa

    Chấp nhận sự bình thường và thất bại của con bạn

    Hầu hết chúng ta đều được định sẵn là những người bình thường trong cuộc đời này, và gặp phải sự thất vọng, thất bại kiểu này hay kiểu khác là chuyện hiển nhiên. Con cái chúng ta chắc chắn có quyền trở nên bình thường và có quyền thất bại. Đây là thực tế mà cha mẹ cần phải đối mặt nhất.

    Tất nhiên, cha mẹ có thể đưa ra những yêu cầu và kỳ vọng của mình cho con cái, nhưng khi con thất bại, xin đừng chỉ trích hay quá lo lắng. Ví dụ, khi con thi trượt, bạn có thể nói nhẹ nhàng rằng: Ít nhất cũng có tiến bộ so với lần trước. Cha/mẹ tin lần sau con sẽ làm tốt hơn lần này”. Để mọi đứa trẻ lớn lên hạnh phúc là điều quan trọng hơn bất cứ điều gì khác.