Theo The Telegraph, tại thị trấn St Leonards-on-Sea (Anh), câu chuyện về một bức chân dung kỳ lạ khắc họa một bé gái với biểu cảm có phần đáng sợ đã gây xôn xao dư luận gần đây.
Cụ thể, bức tranh đó khắc họa một bé gái mặc chiếc váy màu đỏ, từng được quyên tặng từ thiện cho cửa hàng chuyên bán đồ quyên góp, để lấy kinh phí thực hiện các hoạt động thiện nguyện. Cửa hàng này do tổ chức phi lợi nhuận Trung tâm Đại diện Tư vấn Hastings (HARC) ở St Leonards-on-Sea.
Bức tranh chân dung một bé gái trong cửa hàng của Trung tâm Đại diện Tư vấn Hastings (HARC) ở St Leonards-on-sea, sau khi được trả lại lần thứ hai.
Steve, quản lý cửa hàng cho biết bức chân dung khắc họa bé gái có ánh mắt gây sợ hãi được một người đàn ông trung niên đánh rơi cùng với một số bức tranh và khung hình khác.
Ông nói với The Telegraph rằng khi nhận thấy biểu cảm tò mò của bức ảnh, ông đã vô cùng hoảng hốt: “Ôi chúa ơi, hãy nhìn khuôn mặt của cô ấy. Nó không đáng sợ sao?”
Tuy nhiên, mới đây, cửa hàng đã dán một tấm giấy lên bức tranh, trên giấy đề dòng chữ: “Cô bé đã lại quay về. Bức tranh này đã được bán đi 2 lần và cả 2 lần đều bị đem trả lại. Bạn có đủ dũng cảm để mua bức tranh này không?”.
Chính tờ giấy này đã khiến bức tranh kì dị nhanh chóng thu hút được sự chú ý và trở thành chủ đề bàn tán trên mạng xã hội Anh.
Sau đó, phóng viên của một số tờ tin tức cùng các hãng thông tấn đã tìm tới cửa hàng để xác minh thông tin. Nhân viên quản lý cửa hàng xác nhận thông tin lan truyền xung quanh bức tranh được miêu tả trên hoàn toàn là đúng sự thật.
Người quản lý cửa hàng cho biết khách hàng đem trả lại bức tranh là bởi họ cảm thấy ánh mắt của cô gái dường như đang theo dõi họ xung quanh căn phòng, khiến bất kỳ ai khi bước vào nhà cũng cảm thấy không thoải mái. Và cuối cùng, cả 2 vị khách từng mua bức tranh đều phải đem trả lại tranh cho cửa hàng.
Trước đó, bức tranh này đã được một người đàn ông trung niên đem tới quyên tặng cho cửa hàng cùng với một số bức tranh khác. Cả hai người mua bức tranh quyên tặng này đều là phụ nữ và họ đều đem trả lại bức tranh với trạng thái tâm lý có phần lo lắng, sợ hãi.
Điều này đã khiến người quản lý cửa hàng quyết định sẽ chia sẻ thông tin xác thực xung quanh bức tranh, để người mua tiếp theo có thể cân nhắc kỹ càng, xem họ có thực sự muốn mua tác phẩm này về treo trong nhà hay không.
“Không ai trong số họ muốn được hoàn lại tiền. Chúng tôi định giá nó ở mức 25 USD và 20 USD. Họ đều nói rằng bức tranh ‘bị nguyền rủa’ và chúng tôi nghĩ nó thật sự là như vậy.”
Sau khi thông tin về bức tranh được mạng xã hội và cả các tờ tin tức tại Anh khai thác trở thành một đề tài hot, người phụ nữ thứ 2 từng mua tranh rồi đem trả lại đã quyết định trở lại cửa hàng để mua bức tranh ngay trong tuần này.
Người phụ nữ nhận thấy được bức tranh có quá nhiều sự quan tâm chú ý nên thay đổi quyết định và muốn sở hữu lại bức tranh.
“Sáng nay cô ấy gọi cho tôi và nói: ‘Tôi đã mua bức tranh của bạn, tôi có thể lấy lại nó được không?’ Cô ấy quyết định rằng cô ấy không còn sợ hãi nữa và cô ấy có thể chịu đựng được điều đó”, ông chủ cửa hàng nói.
Bức tranh đã thu hút rất nhiều bình luận trên mạng xã hội, trong đó người dùng suy đoán về quá khứ của nó và lý do tại sao nó cần phải được trả lại hai lần cho cùng một cửa hàng từ thiện.
Một số trang đã đăng tải hình ảnh của bộ phim The Other của Nicole Kidman năm 2001, một bộ phim kinh dị kiểu gothic trong đó những đứa trẻ đáng lo ngại tương tác với những hồn ma. Một số khác lại khuyên chủ quán đốt hay ném bức tranh đó đi
Không rõ ai đã vẽ bức chân dung, hay nàng thơ ban đầu của người nghệ sĩ bí ẩn là ai. Do vậy, chủ đề này vẫn đang là câu chuyện đang được bàn tán xôn xao hiện nay mà chưa có lời giải đáp.