January 23, 2025

Đại lễ Vu Lan đầy xúc động tại ngôi trường có nhiều nhà sư theo học nhất Việt Nam

[lastupdated] - Lượt Views:

  • Rủ nhau sử dụng ma túy, một người tử vong, năm người còn lại lĩnh tổng cộng hơn 53 năm tù
  • Vụ shipper bị đánh tử vong: Dang dở lời hứa đưa vợ con về quê ngoại dịp Tết
  • Những mỹ nhân hàng đầu showbiz Việt từng vượt qua căn bệnh ung thư

  • Lễ Vu Lan xuất phát từ điển tích Phật giáo được ghi lại trong kinh Vu Lan Bồn. Theo kinh Vu Lan Bồn, lễ Vu Lan hình thành từ thời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni còn tại thế. Ngài đã dạy phương thức báo hiếu cho cha mẹ ở đời này và nhiều đời khác. Người đầu tiên tiếp nhận chính là Tôn giả Mục Kiền Liên – một trong 10 vị đệ tử xuất chúng của Đức Phật.

    Đại lễ Vu Lan đầy xúc động tại ngôi trường có nhiều nhà sư theo học nhất Việt Nam - Ảnh 1.

    Nghi thức thỉnh chư Tăng, Ni quang lâm đạo tràng tiến hành các nghi lễ. Ảnh: BTC

    Kinh “Vu Lan Bồn” có ghi lại: Ngày xưa, khi Bồ Tát Mục Kiền Liên tu thành chánh quả, tưởng nhớ mẫu thân nên đã dùng huệ nhãn kiếm tìm khắp nơi trong trời đất nhưng không thấy. Nhờ Đức Phật giúp đỡ, Mục Kiền Liên tìm thấy mẫu thân là bà Thanh Đề trong hình hài của loài ngạ quỷ, bị hành hình đau đớn và đói khát rất khổ sở. Thương mẹ, Ngài đã vận thần thông xuống cõi ngạ quỷ dâng bát cơm đầy cho mẹ. Rất tiếc, bà Thanh Đề vì nghiệp chướng còn quá nặng nên khi bốc cơm đưa vào miệng thì cơm biến thành lửa. 

    Tôn giả Mục Kiền Liên không có cách nào cứu được mẹ nên Ngài liền quay về hỏi Đức Phật. Đức Phật dạy rằng: “Dù ông có thần thông quảng đại như thế nào cũng không đủ sức cứu mẹ ông, chỉ có một cách là nhờ sự hợp lực của chư Tăng khắp nơi, sau 3 tháng an cư kiết hạ cùng tập trung chú nguyện mới có thể chuyển hóa được nghiệp lực giúp mẹ ông thoát khỏi cảnh khổ”.

    Đại lễ Vu Lan đầy xúc động tại ngôi trường có nhiều nhà sư theo học nhất Việt Nam - Ảnh 2.

    Hoà thượng Thích Thanh Đạt, Ủy viên Hội đồng trị sự GHPGVN, Chủ tịch Hội đồng khoa học của Học viện Phật giáo Việt Nam và Hòa thượng Thích Thanh Quyết, Phó Chủ tịch Hội đồng trị sự, Trưởng ban Giáo dục Phật giáo TƯ, Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam thực hiện nghi thức niêm hương bạch Phật. Ảnh: BTC

    Tôn giả Mục Kiền Liên làm theo lời Đức Phật, cung thỉnh chư Tăng, sắm sửa lễ cúng vào ngày 15/7 âm lịch. Sau đó, mẹ của Ngài được giải thoát, sinh về cõi trời. Trong dịp này Đức Phật cũng dạy: Chúng sanh ai muốn báo hiếu cho cha mẹ cũng theo cách này (Vu Lan Bồn Pháp) mà làm”. Từ đó, ngày lễ Vu Lan ra đời, trở thành một ngày lễ trọng đại của Phật giáo nói riêng và của người dân Á Đông nói chung.

    Vu Lan báo hiếu luôn là một trong những ngày lễ có sức sống văn hóa mãnh liệt nhất trong đời sống tinh thần của mỗi người dân Việt Nam, để tưởng nhớ công ơn cha mẹ và tổ tiên nói chung, nhắc nhở mỗi người biết trân trọng những gì mình đang có, nhắc nhở bổn phận làm con phải luôn nhớ đến công ơn sinh dưỡng của cha mẹ mà làm những việc hiếu nghĩa để thể hiện tình cảm, lòng biết ơn.

    Đại lễ Vu Lan đầy xúc động tại ngôi trường có nhiều nhà sư theo học nhất Việt Nam - Ảnh 3.

    Ni sư Thích Hải Vân thể hiện bản mashup “Ước mơ của mẹ” và “Mẹ yêu” mở đầu chương trình. Ảnh: BTC

    Đại lễ Vu Lan đầy xúc động tại ngôi trường có nhiều nhà sư theo học nhất Việt Nam - Ảnh 4.

    Chương trình văn nghệ có sự góp mặt của các CLB Phật tử. Annhr: BTC

    Ngày nay, lễ Vu Lan không đơn thuần chỉ có ý nghĩa tôn giáo thiêng liêng mà đã trở thành “lễ hội văn hóa tình người”. Đại lễ Vu Lan báo hiếu còn có ý nghĩa đặc biệt sâu sắc, hướng mỗi người trở về với cội nguồn dân tộc, về với đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” với Tiên tổ. Tinh thần đạo hiếu cần được đề cao, biểu dương mạnh mẽ hơn để truyền thống đó luôn được bồi đắp, ngày càng trở thành sức mạnh văn hóa của dân tộc hôm nay và mãi mãi về sau.

    Lễ Vu Lan chính là dịp để con cháu trong gia đình thể hiện lòng thành kính, hiếu thảo, đền đáp lại công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ, ông bà và thể hiện lòng thành với tổ tiên. Đây là ngày lễ đặc biệt, nhằm phát huy truyền thống tốt đẹp “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam.

    Lễ Vu Lan báo hiếu tại Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội được tổ chức nhằm tưởng nhớ các bậc tiền bối hữu công với Đạo với Đời, tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các anh hùng liệt sĩ đã vị quốc vong thân giữ gìn nền độc lập tự do của Tổ quốc, tưởng nhớ Cửu huyền thất tổ và Tứ ân phụ mẫu đã quá vãng.

    Các Tăng, Ni và Phật tử thực hiện nghi thức nhiễu đàn niệm Phật trong khuôn viên Học viện Phật giáo Việt Nam. Ảnh: BTC

    Đại lễ Vu Lan gây xúc động với nghi thức bông hồng cài áo

    Tại chương trình, với sự tham gia của các Tăng Ni sinh hành giả an cư thuộc các khối lớp Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội và hàng nghìn Phật tử đã cùng niệm Phật cầu gia hộ, nhập từ bi quán, dâng hoa cúng dàng, thực hiện nghi lễ cầu siêu, nhiễu đàn niệm Phật.

    Đặc biệt, tại buổi lễ, Hoà thượng Thích Thanh Đạt, Chủ tịch Hội đồng khoa học Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội, Đường chủ kiêm Giám luật Hạ trường Sóc Thiên Vương cũng thuyết giảng về ý nghĩa của lễ Vu Lan báo hiếu.

    Tại chương trình, các Tăng, Ni, Phật tử cũng đã thực hiện nghi lễ “Bông hồng cài áo”. Hình ảnh hoa hồng không chỉ là biểu tượng cho tình yêu đôi lứa, mà nó còn biểu tượng cho tình yêu cao quý của những người con đối với cha mẹ. Giờ đây, những đóa hoa vàng thắm tượng trưng cho sự thoát tục, thanh tao của những bậc xuất gia tôn quý đối với cha mẹ vô cùng thiêng liêng và cao cả. 

    Các thanh thiếu niên Phật tử dâng hoa cúng dàng lên chư Tăng, Ni. Ảnh: BTC

    Đại lễ Vu Lan đầy xúc động tại ngôi trường có nhiều nhà sư theo học nhất Việt Nam - Ảnh 8.

    Các Tăng sinh lắng lòng trong giây phút thực hiện nghi thức “Bông hồng cài áo”. Ảnh: BTC

    Với chiếc áo nâu sòng giản dị thanh bần, chịu sương chịu gió, các Ngài đã thầm dâng tặng cho đời bao niềm hạnh phúc, an vui. Cũng từ trong chiếc áo màu nâu ấy, các Ngài đã âm thầm trả ơn cho cha mẹ vô cùng tôn kính và thiết tha. 

    Những bông hồng đỏ dành cho những ai còn cha, còn mẹ và những bông hồng trắng dành cho những ai không còn cha mẹ. Phút giây cài lên áo bông hoa hồng trắng, không ít Phật tử đã rơi lệ. Đó dường như là giây phút họ cảm nhận rõ nhất sự mất mát khi đã không còn cha mẹ bên mình.