January 24, 2025

TIN NÓNG 24 GIỜ QUA: Truy nã kẻ hiếp dâm cô gái trẻ trong nhà nghỉ; tin mới phiên xử vụ chuyến bay giải cứu

[lastupdated] - Lượt Views:

  • Lý do Quốc sắc phương hoa của Dương Tử kết thúc gây tiếc
  • “Ông trùm giải trí” hé lộ lý do “mất tích” 6 năm, mong muốn trở lại vào năm 2025
  • TIN NÓNG 24 GIỜ QUA: Anh trai dùng dao đâm chết em ruột; tin mới vụ nam shipper bị đánh tử vong

  • Truy nã kẻ hiếp dâm cô gái trẻ trong nhà nghỉ ở Hà Nội

    Ngày 12/7, Công an TP.Hà Nội phát thông báo truy tìm Trần Đình Trung (25 tuổi, quê huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An). Trung là đối tượng bị Công an quận Hoàng Mai (Hà Nội) truy nã về tội Hiếp dâm.

    TIN NÓNG 24 GIỜ QUA: Truy nã kẻ hiếp dâm cô gái trẻ trong nhà nghỉ; tin mới phiên xử vụ chuyến bay giải cứu - Ảnh 1.

    Trần Đình Trung. (Ảnh: Công an Hà Nội). Nguồn: Dân Trí

    Theo cơ quan chức năng, ngày 12/9/2022, Trung có hành vi hiếp dâm chị H. (20 tuổi, quê Nghệ An) tại một nhà nghỉ ở phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai.

    Căn cứ vào tài liệu điều tra, Công an quận Hoàng Mai ra quyết định khởi tố bị can đối với Trung về tội Hiếp dâm. Tuy nhiên, đối tượng đã bỏ trốn khỏi nơi cư trú. 

    Ngày 3/7, cơ quan chức năng phát lệnh truy nã Trần Đình Trung.

    Nhà chức trách đề nghị người dân nếu phát hiện đối tượng ở đâu, có thể báo ngay cho Công an quận Hoàng Mai qua số điện thoại: 090.927.0186, cơ quan công an nơi gần nhất hoặc tổng đài 113.

    Công an cũng yêu cầu đối tượng bị truy nã ra đầu thú để hưởng sự khoan hồng của pháp luật.

    Xét xử vụ chuyến bay giải cứu: Nguyên Trợ lý Phó Thủ tướng cúi đầu, thừa nhận đã lấy 180 nghìn đôla Mỹ

    Như Dân Việt đã thông tin: Cơ quan truy tố cáo buộc, bị cáo Nguyễn Quang Linh – nguyên Trợ lý Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ có hành vi nhận hối lộ 4,2 tỷ đồng. Theo đó, từ tháng 1/2021 đến 10/2021, bị cáo Linh được giao nhiệm vụ tham mưu, đề xuất và trình lãnh đạo Chính phủ phê duyệt chuyến bay. Biết được vai trò của Linh, một số cá nhân, đại diện doanh nghiệp đã tìm cách tiếp cận, đặt vấn đề để nhờ Linh xem xét, giúp giải quyết các thủ tục liên quan đến cấp phép chuyến bay.

    Tại tòa hôm nay (12/7), trả lời Hội đồng xét xử (HĐXX), bị cáo Nguyễn Quang Linh cho biết làm trợ lý cho Phó Thủ tướng từ cuối năm 2013 cho đến khi bị bắt. Chức năng, nhiệm vụ được phân công là giúp việc cho các lãnh đạo Chính phủ, không có chức năng thẩm định những đề nghị, tờ trình, văn bản của các đơn vị trình đến Phó Thủ tướng Chính phủ và cũng không có chức năng đề xuất…

    Nguyên Trợ lý Phó thủ tướng Thường trực Chính phủ đã làm gì sau khi nhận 180 nghìn đô la Mỹ? - Ảnh 1.

    Nguyễn Quang Linh bị cáo buộc nhận hối lộ hơn 4 tỷ đồng và hiện đã nộp lại. Ảnh: BCA

    Trong việc tổ chức các chuyến bay đưa công dân từ nước ngoài về nước trong giai đoạn dịch Covid-19, Nguyễn Quang Linh không được phân công nhiệm vụ gì.

    Tại tòa, Nguyễn Quang Linh khai có nhận được đề nghị hỗ trợ, tạo điều kiện trong việc đề nghị cấp phép thực hiện chuyến bay từ Hoàng Anh Kiếm (lao động tự do, lúc đó tự xưng là đại diện Công ty cổ phần Du dịch Thương mại Lữ Hành Việt).

    Clip Nguyễn Quang Linh thừa nhận nhận tiền hối lộ từ đại diện Công ty Lữ Hành Việt.

    Linh cũng khai đã nhận được tiền, lợi ích vật chất sau khi giúp doanh nghiệp, đó là 180 nghìn USD trong 4 lần từ Hoàng Anh Kiếm, 1 lần 100 triệu đồng từ Nguyên Mai Anh – chuyên viên Vụ Quan hệ quốc tế.

    Với Công ty Lữ Hành Việt, Linh khai đã giúp công ty tư vấn về mặt thủ tục, có giới thiệu Hoàng Anh Kiếm với Nguyễn Tiến Thân – chuyên viên Vụ Quan hệ quốc tế để hai bên gặp gỡ với nhau.

    Về chất vấn có giúp trình nhanh, sớm văn bản của Công ty Lữ Hành Việt từ chủ tọa, Nguyễn Quang Linh nói trong công việc luôn làm đúng thời gian quy định, bao giờ cũng đảm bảo thời gian nhanh nhất có thể, bất kỳ công việc nào cũng thế, luôn nỗ lực làm công việc nhanh gọn.

    Sau khi nhận tiền của doanh nghiệp, Nguyễn Quang Linh khai không đưa cho ai.

    Theo chủ tọa, trước đây nhiệm vụ xin cấp phép tổ chức chuyến bay giải cứu được Chính phủ giao cho Tổ công tác 5 bộ, nhưng Văn phòng Chính phủ có tờ trình 413, bổ sung nội dung trong trường hợp cấp bách thì các doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức có thể đề nghị trực tiếp lãnh đạo Chính phủ để xem xét từng trường hợp cụ thể, và bị cáo Linh cho rằng nội dung này là không đúng so với chức năng, nhiệm vụ của Văn phòng Chính phủ.

    Trả lời về nội dung này, bị cáo nguyên Trợ lý Phó thủ tướng Thường trực Chính phủ khai, sau một thời gian làm việc với cơ quan điều tra, khẳng định việc đó đúng như Linh đã khai là không đúng chức năng của Văn phòng Chính phủ, không đúng thẩm quyền.

    Hành động khi Văn phòng Chính phủ trình 1 phiếu trình xin cấp phép chuyến bay là không đúng chức năng của Văn phòng Chính phủ, và Linh biết điều đó là chưa đúng nhưng vẫn trình.

    Đối với số tiền 100 triệu đồng nhận của chuyên viên Nguyễn Mai Anh, Nguyễn Quang Linh khai lúc nhận tiền thì hiểu là tiền doanh nghiệp khi được cấp phép chuyến bay cảm ơn.

    Bị truy tố tội danh “Nhận hối lộ”, Nguyễn Quang Linh không có ý kiến gì về tội danh và cho biết đã nộp lại hơn 4 tỷ đồng tiền hưởng lợi bất chính.

    Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao cáo buộc, quá trình giúp Công ty Lữ Hành Việt được phê duyệt 18 chuyến bay, Nguyễn Quang Linh đã nhận hối lộ của Hoàng Anh Kiếm 4 lần.

    Lần 1, giữa tháng 3/2021, Linh nhận 5.000USD tại quán cà phê trên phố Đặng Dung, TP.Hà Nội.

    Lần 2, sau ngày 19/3/2021 một vài ngày, Linh nhận 15.000USD trên xe ô tô của Hoàng Anh Kiếm gần chợ Hàng Bè, TP.Hà Nội.

    Lần 3, cuối tháng 3/2021, Linh nhận 15.000USD tại nhà Linh ở phường Hàng Bạc, Hoàn Kiếm, TP.Hà Nội. Tuy nhiên, Kiếm khai đưa cho Linh 100.000USD.

    Lần 4, đầu tháng 4/2021, Linh nhận 145.000USD trên xe ô tô của Kiếm khi Kiếm đón Linh từ cổng Văn phòng Chính phủ. Tuy nhiên, Kiếm khai đưa cho Linh 200.000USD.

    Cơ quan chức năng cáo buộc, xác định tổng số tiền Nguyễn Quang Linh nhận hối lộ 4 lần của Hoàng Anh Kiếm là 180.000USD.

    Bị “ma men” cắt cổ vì đang nhậu mà xin ngừng để về nhà

    Ngày 12/7, Công an thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương đang phối hợp với Phòng Cảnh sát hình sự lấy lời khai đối tượng Nguyễn Thành Văn (SN 1965, quê Kiên Giang) để điều tra, làm rõ vụ cố ý gây thương tích trên địa bàn.

    Theo đó, ngày 11/7, Nguyễn Thành Văn và ông Nguyễn Văn Văn (SN 1971, quê Sóc Trăng) cùng một số người bạn nhậu tại một phòng trọ thuộc phường Mỹ Phước.

    Bị "ma men" cắt cổ vì đang nhậu mà xin ngừng để về nhà - Ảnh 1.

    Đối tượng Nguyễn Thành Văn.

    Sau 2 giờ nhậu, ông Nguyễn Văn Văn xin ngừng nhậu để đi về nhưng Nguyễn Thành Văn không đồng ý nên giữa 2 bên mâu thuẫn, cãi nhau.

    Trong lúc cãi nhau, Nguyễn Thành Văn đã dùng dao cắt vào vùng cổ của ông Nguyễn Văn Văn khiến nạn nhân gục ngã. Phát hiện sự việc, người dân đã đưa nạn nhân Nguyễn Văn Văn đi cấp cứu, hiện đã qua cơn nguy kịch.

    Nhận tin báo, Công an phường Mỹ Phước đã nhanh chóng có mặt tại hiện trường bắt giữ Nguyễn Thành Văn đưa về trụ sở để làm việc.

    4 nữ giám đốc vừa bị Bộ Công an khởi tố dùng thủ đoạn nào để chuyển hơn 4.300 tỷ đồng ra nước ngoài?

    Như Dân Việt đã thông tin: Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) vừa ra quyết định khởi tố vụ án hình sự Vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới; quyết định khởi tố bị can, áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với 5 bị can về tội Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới, quy định tại khoản 3 Điều 189 Bộ luật Hình sự năm 2015.

    4 nữ giám đốc vừa bị Bộ Công an khởi tố dùng thủ đoạn nào để chuyển 4.300 tỷ ra nước ngoài? - Ảnh 1.

    Từ trái qua, các bị can Đào Thị Oanh, Nguyễn Hồng Anh, tại cơ quan công an. Ảnh: Bộ Công an

    Đồng thời, C03 khởi tố bị can, áp dụng biện pháp ngăn chặn 4 nữ giám đốc gồm: Đào Thị Oanh (Giám đốc các công ty TNHH thương mại dịch vụ ADIA, TNHH tư vấn du học DO Việt Nam…), Nguyễn Hồng Anh (Giám đốc Công ty Phương Diễm), Vũ Thùy Linh (Giám đốc Công ty Alpha) và Mai Thị Thu Hà (Giám đốc Công ty Earth Vibes).

    Người thứ năm bị khởi tố là Nguyễn Thị Hồng Hạnh (Kế toán trưởng Công ty Phương Diễm). Cả 5 người bị điều tra về tội Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới.

    4 nữ giám đốc vừa bị Bộ Công an khởi tố dùng thủ đoạn nào để chuyển 4.300 tỷ ra nước ngoài? - Ảnh 2.

    Từ trái qua, các bị can Vũ Thuỳ Linh, Nguyễn Thị Hồng Hạnh, Mai Thị Thu Hà. Ảnh: Bộ Công an

    Kết quả điều tra xác định, Đào Thị Oanh cùng đồng phạm với mục đích làm dịch vụ chuyển tiền ra nước ngoài cho các cá nhân, doanh nghiệp có nhu cầu nên đã thành lập và điều hành hàng chục công ty.

    Các bị can cũng mở tài khoản ngân hàng, lập các hợp đồng nhập khẩu hàng hóa khống để làm thủ tục chuyển tiền điện tử qua ngân hàng, theo hình thức tạm ứng thanh toán trước từ 50 – 70% giá trị hợp đồng nhập khẩu.

    Sau khi chuyển tiền ra nước ngoài, các bị can không làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa, không khai báo thuế, cho giải thể công ty để che giấu hành vi phạm tội. Với thủ đoạn trên, trong thời gian từ năm 2021 – 2022, Oanh và đồng phạm đã chuyển trái phép hơn 4.300 tỷ đồng ra nước ngoài.

    Hiện Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đang khẩn trương điều tra, củng cố tài liệu chứng cứ về hành vi phạm tội của các bị can, mở rộng điều tra vụ án đối với các tổ chức, cá nhân liên quan, xác minh, kê biên tài sản để thu hồi.

    Lĩnh án tù vì cưỡng đoạt tiền của cảnh sát giao thông

    Như Dân Việt đã thông tin: Ngày 12/7, Toà án Nhân dân TP.Hải Dương (tỉnh Hải Dương) tổ chức phiên tòa xét xử sơ thẩm đối với bị cáo Nguyễn Văn Nam (sinh năm 1989, tạm trú tại phường Thạch Khôi, TP.Hải Dương) về tội “Cưỡng đoạt tài sản”.

    Lĩnh án tù vì cưỡng đoạt tiền của Cảnh sát Giao thông ở Hải Dương - Ảnh 3.

    Bị cáo Nguyễn Văn Nam tại phiên tòa xét xử.

    Theo cáo trạng, lợi dụng việc anh Lê Bá Hùng (sinh năm 1977, trú tại xã Hoàng Tiến, huyện Hoằng Hoá, tỉnh Thanh Hoá) uỷ quyền nộp phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ do Công an huyện Tứ Kỳ ra quyết định xử phạt, Nam đã gửi đơn khiếu nại đến Thanh tra Công an tỉnh Hải Dương, Công an huyện Tứ Kỳ.

    Nam cho rằng anh Đỗ Mạnh Cường, cán bộ Đội cảnh sát giao thông – trật tự (Công an huyện Tứ Kỳ) vi phạm trong việc lập biên bản vi phạm và khiếu nại quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Công an huyện Tứ Kỳ.

    Từ ngày 18 – 23/11/2022, Nam đe doạ anh Cường nếu không đưa cho Nam 5 triệu đồng thì Nam sẽ khởi kiện ra toà án hoặc cho người xuống khu vực anh Cường công tác để gây cản trở anh Cường làm việc. Do sợ ảnh hưởng đến uy tín, danh dự nên anh Cường đồng ý giao tiền cho Nam theo yêu cầu.

    Khoảng 15 giờ 40 ngày 23/11/2022, khi Nam đang nhận số tiền 5 triệu đồng của anh Cường thì bị Phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh Hải Dương bắt quả tang tại chỗ.

    Hội đồng xét xử tuyên phạt Nguyễn Văn Nam 18 tháng tù giam về tội “Cưỡng đoạt tài sản”.

    Trước đó, bị cáo Nam từng bị Toà án Nhân dân huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam xử phạt 17 tháng 3 ngày cải tạo không giam giữ về tội Đánh bạc.

    Cộng với bản án do Tòa án Nhân dân huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam tuyên, bị cáo Nguyễn Văn Nam còn phải chấp hành thêm 1 tháng 2 ngày tù theo quy đổi. Tổng hợp hình phạt chung của 2 bản án, bị cáo Nguyễn Văn Nam phải chấp hành mức án 19 tháng 2 ngày tù.

    Nguồn: Sưu tầm