January 23, 2025

Những bộ phim bị cấm chiếu tại Việt Nam vì có hình ảnh “đường lưỡi bò” phi pháp

[lastupdated] - Lượt Views:

  • Những mỹ nhân hàng đầu showbiz Việt từng vượt qua căn bệnh ung thư
  • Con riêng của NSND Hồng Vân lần đầu tham gia Gala Cười, đóng bạn trai của Hồng Đào
  • Khởi tố 3 đối tượng mua bán trái phép hoá đơn hơn 50 tỷ đồng ở Đà Nẵng

  • Abominable (Everest: Người tuyết bé nhỏ) 

    Những bộ phim bị cấm chiếu tại Việt Nam vì có hình ảnh "đường lưỡi bò" phi pháp - Ảnh 1.

    Bộ phim “Everest: Người tuyết bé nhỏ” đột ngột bị rút khỏi các rạp chiếu tại Việt Nam. Ảnh: NSX

    Everest: Người tuyết bé nhỏ (Abominable) bắt đầu chiếu tại rạp Việt Nam vào ngày 4/10/2019. Sau 10 ngày ra rạp Việt, một số khán giả cho rằng, hình ảnh trên tấm bản đồ của Yi nơi đánh dấu các danh thắng nổi tiếng cô vẫn hằng mong một ngày sẽ được tới du lịch, có những đường đứt đoạn giống hình ảnh “đường lưỡi bò” phi pháp.

    Tối 13/10, bộ phim Everest: Người tuyết bé nhỏ đột ngột bị rút khỏi các rạp chiếu tại Việt Nam. Nguyên do là vì bộ phim có cài cắm hình ảnh bản đồ “đường lưỡi bò” phi pháp. Cảnh này xuất hiện trong 2 đoạn và 4 cảnh phim. Trước đó, chiều 13/10, trên mạng lan truyền một số hình ảnh từ phim này và đặt nghi vấn nhà làm phim đã cài cắm “đường lưỡi bò” vào khuôn hình.

    Everest: Người tuyết bé nhỏ là phim hoạt hình do Hãng DreamWorks của Mỹ hợp tác sản xuất với Công ty Pearl của Trung Quốc. Bộ phim kể về hành trình của cô bé gốc Hoa tên Yi cứu Người tuyết thoát khỏi sự giam cầm của một nhóm các nhà khoa học và đưa nó trở về quê hương trên đỉnh Everest.

    Pine Gap 

    Những bộ phim bị cấm chiếu tại Việt Nam vì có hình ảnh "đường lưỡi bò" phi pháp - Ảnh 2.

    Ngày 25/6, Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông) phát hiện Pine Gap có các hình ảnh sai trái về chủ quyền biển, đảo của Việt Nam. Ảnh: NSX

    Ngày 25/6, Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông) phát hiện Pine Gap có các hình ảnh sai trái về chủ quyền biển, đảo của Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng quy định của pháp luật Việt Nam. Cụ thể, phút 12 của tập hai và phút 52 của tập ba phim chứa hình ảnh bản đồ có “đường lưỡi bò” trên biển Đông. Cục ra văn bản yêu cầu đơn vị phát hành gỡ bỏ phim.

    Pine Gap là series phim đề tài gián điệp do Australia sản xuất, chiếu trên Netflix từ năm 2018. Phim xoay quanh Pine Gap – một căn cứ phòng thủ tuyệt mật do Mỹ và Australia liên kết, nằm ở miền Trung Australia, đóng vai trò quan trọng trong các sứ mệnh toàn cầu của Mỹ.

    Uncharted

    Những bộ phim bị cấm chiếu tại Việt Nam vì có hình ảnh "đường lưỡi bò" phi pháp - Ảnh 3.

    Phim Uncharted (tên tiếng Việt Thợ săn cổ vật) đã bị cấm chiếu. Ảnh: NSX

    Ngày 12/3/2023, Cục trưởng Cục Điện ảnh xác nhận phim Uncharted (tên tiếng Việt: Thợ săn cổ vật) đã bị cấm chiếu ở Việt Nam bởi Hội đồng thẩm định và phân loại phim quốc gia.

    Quyết định được đưa ra khoảng 2 tuần trước, sau khi hội đồng thẩm định và duyệt. Lý do là bởi phim có hình ảnh “đường lưỡi bò” mà Trung Quốc vạch ra đòi chủ quyền phi pháp với gần như toàn bộ diện tích biển Đông bị cộng đồng quốc tế phản đối.

    Trước đó, nhà phát hành tại Việt Nam quảng bá bộ phim sẽ ra mắt khán giả Việt từ ngày 18/3, khiến nhiều người mong đợi bộ phim của ngôi sao Người Nhện Tom Holland. Tuy nhiên, quyết định cấm chiếu Thợ săn cổ vật mới đây nhận được sự tán đồng của khán giả Việt.

    Barbie

    Những bộ phim bị cấm chiếu tại Việt Nam vì có hình ảnh "đường lưỡi bò" phi pháp - Ảnh 4.

    Ngày 3/7/2023, Cục trưởng Điện ảnh cho biết, cơ quan chức năng cấm chiếu Barbie. Ảnh: NSX

    Mới đây, Cục trưởng Điện ảnh cho biết, cơ quan chức năng cấm chiếu Barbie vì có hình ảnh “đường lưỡi bò” phi pháp.

    Quyết định do Hội đồng thẩm định và phân loại phim quốc gia đưa ra sau buổi duyệt phim gần đây. Trước đó, phim dự kiến ra mắt trong nước ngày 21/7 tới. Trên website các hệ thống cụm rạp lớn trong phim như Galaxy, CGV, bộ phim này cũng bị gỡ bỏ lịch chiếu. 

    Flight to you (Hướng gió mà đi)

    Những bộ phim bị cấm chiếu tại Việt Nam vì có hình ảnh "đường lưỡi bò" phi pháp - Ảnh 5.

    Trong phim Flight to you (tựa Việt: Hướng gió mà đi) bị gỡ bỏ vì có “đường lưỡi bò” phi pháp. Ảnh: Báo Chính phủ

    Ngày 9/7/2023, ông Đỗ Quốc Việt, phó Cục trưởng Cục Điện ảnh ký công văn số 870/ĐA-VP gửi Công ty Netflix; công văn số 871/ĐA-VP gửi Công ty cổ phần Viễn thông FPT với nội dung yêu cầu gỡ bỏ phim Flight to you (tựa Việt: Hướng gió mà đi).

    Theo phó Cục trưởng Cục Điện ảnh cho biết, Cục Điện ảnh đã tiến hành rà soát 39 tập phim của Hướng gió mà đi. Sau khi kiểm tra, Cục phát hiện hình ảnh “đường lưỡi bò” xuất hiện trên bản đồ trong nhiều cảnh phim.

    Trong các tập 18, tập 19, tập 21, tập 24, tập 25, tập 26, tập 27, tập 38 và ở tập 30 phim Hướng gió mà đi có hình ảnh “đường lưỡi bò” xuất hiện rõ từ 2 phút đến 2 phút 3 giây. Đáng chú ý, từ 41 phút 18 giây đến 41 phút 55 giây của tập 18, có lời thoại và phụ đề: “Rồi sẽ có ngày tấm bản đồ này đi đến rất nhiều nơi trên thế giới”.

    Kết quả tiến hành rà soát, kiểm tra nội dung phim Hướng gió mà đi (39 tập) phổ biến trên không gian mạng tại địa chỉ tên miền https://fptplay.vn và ứng dụng FPT Play cho thấy, Công ty Cổ phần Viễn thông FPT có thực hiện làm mờ hình ảnh bản đồ trong nhiều cảnh phim Hướng gió mà đi (tại các tập 18, tập 19, tập 21, tập 24, tập 25, tập 26, tập 27, tập 30, tập 38). Tuy nhiên, Cục Điện ảnh khẳng định, đây là phim có nội dung thể hiện không đúng, xâm phạm chủ quyền quốc gia Việt Nam nên không phù hợp để phổ biến tại Việt Nam.

    Put your head on my shoulder (Gửi thời thanh xuân ấm áp của chúng ta)

    Những bộ phim bị cấm chiếu tại Việt Nam vì có hình ảnh "đường lưỡi bò" phi pháp - Ảnh 6.

    Hình ảnh “đường lưỡi bò” phi pháp có trong tập 9 phim Gửi thời thanh xuân ấm áp của chúng ta (Put your head on my shoulder). Ảnh: Lao động

    Bộ phim Gửi thời thanh xuân ấm áp của chúng ta (Put your head on my shoulder) là phim chiếu mạng của Trung Quốc năm 2019. Trong phim, ở 34 phút 41 giây của tập 9 Gửi thời thanh xuân ấm áp của chúng ta có hình ảnh “đường lưỡi bò” phi pháp. Cụ thể, khi bị đòi quà sinh nhật, một nhân vật trong phim “phớt lờ” bằng cách chỉ vào màn hình ti vi đang phát dự báo thời tiết, trên đó có bản đồ “đường lưỡi bò” phi pháp. Cảnh này chỉ xuất hiện chưa đến một giây.

    Ngày 1/9/2020, trong văn bản gửi Netflix, Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử từng nhắc đích danh phim Gửi thời thanh xuân ấm áp của chúng ta (Put your head on my shoulder) cùng với yêu cầu rà soát, gỡ bỏ những thông tin sai lệch về chủ quyền Việt Nam. Trước đó, trên mạng xã hội, phim Gửi thời thanh xuân ấm áp của chúng ta cũng bị cư dân mạng chỉ trích, kêu gọi báo cáo vi phạm trên web xem phim.

    Việc không gỡ bỏ phim theo yêu cầu từ Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông), Netflix phản ứng bằng cách cắt bỏ cảnh phim có bản đồ “đường lưỡi bò”. Hiện tại, cảnh phim không còn trên Netflix Việt Nam.