Trước đó, sáng 17/1, Đội Cảnh sát Điều tra tội phạm về kinh tế, ma túy Công an huyện Tuy Phong phối hợp công an xã Phong Phú bắt quả tang đối tượng L.V.H ( SN 1992, trú thôn Thanh Lương, xã Chí Công) đang vận chuyển 2 cá thể động vật sống nghi là rùa và 1 cá thể động vật sống nghi là hoẵng.
Ngay sau đó, qua công tác đấu tranh, công an tiếp tục thu giữ thêm tại nhà H. 1 cá thể động vật sống nghi là Tê tê (động vật thuộc danh mục nguy cấp, quý hiếm) và 6 cá thể động vật sống nghi là rùa, 2 cá thể động vật sống nghi là Nhóc (Don). Công an huyện Tuy Phong đã tiến hành tạm giữ toàn bộ cá thể động vật trên cùng 1 điện thoại, 1 xe máy.
Trước đó, lúc 8 giờ 30 phút cùng ngày, lực lượng chức năng đã phát đối tượng đối tượng nữ là B.T.H.L (SN 1974, trú thôn Tuy Tịnh 2, xã Phong Phú) đang vận chuyển 3 cá thể động vật đã chết nghi là Vọc (động vật thuộc danh mục nguy cấp, quý hiếm). Công an đã tạm giữ số tang vật trên cùng 1 điện thoại và 1 xe máy.
Hiện cơ quan Công an huyện Tuy Phong tỉnh Bình Thuận đang tiếp tục củng cố hồ sơ, xử lý các đối tượng theo quy định pháp luật.
Pháp luật quy định về bảo vệ tê tê
Hai loài tê tê vàng và tê tê Java đều được pháp luật Việt Nam bảo vệ ở mức độ cao nhất. Hai loài này được liệt kê trong Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ ban hành kèm theo Nghị định 160/2013/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 64/2019/NĐ-CP). Theo đó, mọi hành vi săn bắt, giết, nuôi, nhốt, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép cá thể, bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống hoặc sản phẩm của từ một cá thể đã bị xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự.
Vi phạm đối với từ 6 cá thể tê tê trở lên đã đáp ứng dấu hiệu định khung theo Khoản 3 Điều 244, sửa đổi bổ sung năm 2017 với mức hình phạt từ 10-15 năm tù đối với cá nhân.
Riêng hành vi quảng cáo bán tê tê hoặc các sản phẩm, bộ phận của tê tê được coi là hành vi quảng cáo hàng cấm và sẽ bị xử phạt hành chính từ 70 – 100 triệu đồng theo Điều 50, Nghị định 158/2013/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 28/2017/NĐ-CP).
Năm 2016, tại Hội nghị lần thứ 17 các nước thành viên CITES (COP17), cả 8 loài tê tê trên thế giới đều được chuyển lên Phụ lục I của Công Ước CITES. Hai loài tê tê bản địa của Việt Nam đã được pháp luật trong nước bảo vệ ở mức cao nhất. Tuy nhiên, với vai trò là nước trung chuyển lớn nên việc nâng cấp mức độ bảo vệ tất cả các loài tê tê trên thế giới là một điều vô cùng quan trọng.
Nguồn: Sưu tầm