January 22, 2025

Khi công nhân thoát nước, khai thác hầm lò sâu 300m xỏ giày đá bóng

[lastupdated] - Lượt Views:

  • Nóng: Triệt xóa đường dây “rửa tiền” gần 30 nghìn tỷ đồng – lớn nhất từ trước đến nay tại Đà Nẵng
  • Diva Hồng Nhung điều trị căn bệnh ung thư
  • Hoàng cung Huế dựng nêu đón Tết, đuổi trừ tà ma

  • Khi công nhân thoát nước, khai thác hầm lò sâu 300m xỏ giày đá bóng - Ảnh 1.

    Ngoài là công nhân thoát nước, anh Lý Công Dũng (bìa phải) còn là một hậu vệ “thép” của đội Công đoàn TP.HCM 2 – Ảnh: HOÀNG TÙNG

    Mệt nhoài sau trận đấu với đội An Nguyên Bảo tại vòng chung kết Giải bóng đá công nhân, viên chức Việt Nam 2024, Lý Công Dũng (37 tuổi, đội Công đoàn TP.HCM 2), hồ hởi kể nhờ tài đá bóng, tinh thần nhiệt huyết, trách nhiệm, anh được người quen giới thiệu làm công nhân thoát nước đô thị.

    Vất vả nghề thoát nước

    Công việc chính của anh Dũng là thông ống nước, dọn rác sinh hoạt, túi ni lông, xác động vật, tấm ván mục, có khi cả kim tiêm dưới lòng nước đen ngòm ở các con đường tại quận 6, 11, Tân Phú, Bình Tân.

    Khi được hỏi có sợ không, anh Dũng mỉm cười nói: “Sợ chứ, nhưng mình không làm thì ai làm. Năm nào cũng được đi học an toàn lao động, sơ cứu, nhưng không tránh khỏi xây xát vì nhiều cây dằm, vật nhọn, bé như cây tăm.

    Dưới cống hôi thối, mới đi làm sợ nhất mùi hôi, có người còn bảo “trời ơi, hôi quá” nhưng nghĩ tới gia đình, đồng nghiệp tin tưởng, có lúc thông cống xong được bà con cô bác cảm ơn, cho chai nước, cái bánh, mình lại tự nhủ cố gắng làm tiếp”.

    Hằng ngày, trước khi về nhà, anh tắm rửa sạch sẽ nhưng mùi rác thải vẫn bám dính, nhất là dầu mỡ từ các nhà hàng, quán ăn… 

    “Vất vả nhất là đoạn có nhiều nhà hàng nấu ăn, mỡ dính thành cục lớn, màu như màu nến cháy. Làm lâu riết cũng quen. Hết giờ làm, mình tranh thủ ra sân làm trận bóng với anh em”, anh Dũng bộc bạch.

    Làm công nhân thoát nước hơn 10 năm, anh mong bà con hạn chế vứt rác thải, chai lọ, túi ni lông… xuống cống nước. Các cấp lãnh đạo quan tâm, hỗ trợ thêm thu nhập vì tiền nhà trọ, sinh hoạt phí ở thành phố khá cao.

    Nhọc nhằn công nhân mỏ

    Được người quen giới thiệu, anh Đinh Văn Quý, 34 tuổi, đội Công đoàn Quảng Ninh, gắn bó với công trường cơ giới hóa khai thác 1, Công ty cổ phần Than Hà Lầm, được 10 năm. Nơi làm việc của anh là hầm lò sâu 300m dưới lòng đất, không ánh mặt trời, cả lò sâu hun hút le lói đèn điện, không khí đầy bụi than.

    “Dù có bảo hộ lao động nhưng làm ngày dưới hầm lò, cả người chắc chỉ còn mỗi đôi mắt, hàm răng còn trắng”, anh Quý hài hước nói.

    Cả thập kỷ trôi qua, anh thanh niên ngày ấy nay đã có một gia đình nhỏ, một tổ ấm khang trang ở TP Hạ Long (Quảng Ninh). Sau ca làm việc, sân bóng là nơi anh em công nhân giải tỏa căng thẳng, rèn luyện sức khỏe.

    “Mong cấp trên sẽ tổ chức thêm nhiều giải thi đấu để anh em được giao lưu, cọ xát, tăng cường tình cảm và hỗ trợ thêm về thu nhập, phúc lợi, điều kiện lao động để công nhân yên tâm làm việc”, anh bày tỏ.

    Niềm vui nho nhỏ của anh công nhân thoát nước, hầm lò - Ảnh 2.

    Nhiều cầu thủ của đội Công đoàn Gia Lai (xanh) là công nhân trong nhà máy mía đường, hiếm hoi có cơ hội tham gia thi đấu xa nhà như Giải bóng đá công nhân, viên chức Việt Nam 2024 – Ảnh: HOÀNG TÙNG

    Học lọc dầu nhưng đi làm công nhân mía đường

    Làm ở nhà máy đường ở Gia Lai nhiều năm, anh Trần Trọng Hữu, 38 tuổi, quen dần với việc điều khiển thiết bị, máy tính nấu, lọc, chiết đường mía trắng. Trước đây chưa có máy móc, có nhiều khâu phải làm thủ công, mất nhiều thời gian, công sức.

    Quê Quảng Ngãi, anh cũng tính xin việc liên quan tới dầu khí song duyên số đưa anh lên Gia Lai lập nghiệp. Tại “phố núi”, anh lấy vợ làm giáo viên mầm non và có hai con nhỏ.

    “Công ty, công đoàn rất quan tâm đến đời sống anh em, lương thưởng đúng hạn, sinh nhật, lễ Tết đều có quà động viên. Tôi mong có thêm nhiều giải đấu, hội thi văn hóa, văn nghệ để mọi người gắn kết, giải tỏa sau giờ làm việc căng thẳng”, anh tâm sự.

    Giải bóng đá công nhân, viên chức Việt Nam 2024 do báo Tuổi Trẻ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) phối hợp tổ chức, với sự đồng hành của: Công ty cổ phần Tập đoàn Trường Hải (THACO); Hệ thống nhà thuốc & trung tâm tiêm chủng FPT Long Châu; Công ty cổ phần Kết nối thời trang (Faslink);

    Tập đoàn thể thao Động Lực; Công ty cổ phần Chứng khoán Rồng Việt; Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn (SAWACO); Bệnh viện Quân y 175; Bệnh viện Trung ương Quân đội 108; Tổng công ty cổ phần Bảo Minh đồng hành bảo hiểm thân thể cho cầu thủ 16 đội bóng tại vòng chung kết.

    Vòng chung kết toàn quốc Giải bóng đá công nhân, viên chức Việt Nam 2024 diễn ra trong 3 ngày từ 1 đến 3-11 tại sân Đại học Bách khoa Hà Nội. Tổng giải thưởng của giải đấu lên đến 930 triệu đồng. Trong đó, đội vô địch vòng chung kết toàn quốc nhận 150 triệu đồng.

    Chuyện nghề của công nhân thoát nước, khai thác hầm lò sâu 300m - Ảnh 3.Tận hưởng niềm đam mê bóng đá

    Hơn cả chuyện đạt thành tích, nhiều cầu thủ lẫn nhiều đội bóng tham dự vòng chung kết (VCK) Giải bóng đá công nhân, viên chức Việt Nam 2024 – khai mạc hôm 1-11 tại sân vận động Đại học Bách khoa Hà Nội – với tâm thế chơi bóng để tận hưởng.