January 22, 2025

Bóng đá nữ Việt Nam và chuyện cổ tích dài 30 năm

[lastupdated] - Lượt Views:

  • Tạm giữ 3 nghi phạm trong vụ nam shipper ở Đà Nẵng bị đánh tử vong
  • Bắt Chủ tịch Tổng công ty Anh Phát Trịnh Xuân Nghiệm
  • AP, Reuters và loạt trang tin quốc tế bày tỏ sự mong đợi trước chương trình nghệ thuật “Rực rỡ Thăng Long”

  • Bóng đá nữ Việt Nam và chuyện cổ tích dài 30 năm - Ảnh 1.

    Phim được quay từ đợt tập huấn của tuyển nữ Việt Nam tại Campuchia năm 2023, trước khi các cô gái tiến vào World Cup – Ảnh: N. KHÔI

    Chia sẻ với Tuổi Trẻ, đạo diễn Nguyễn Thị Thắm bảo phim không chỉ mang tính tư liệu mà còn là món quà cô muốn tặng cho các nhân vật của mình nhân Ngày Phụ nữ Việt Nam 20-10.

    Đúng như tên gọi, đây là bộ phim của nhiều cái đầu tiên, phim đầu tiên về đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam kể về lần đầu tiên Việt Nam có vé tới World Cup.

    30 năm chân phủi lên chuyên nghiệp

    Phim đưa khán giả đi qua ba thế hệ của bóng đá nữ Việt Nam, bắt đầu từ thời ông Trần Thanh Ngữ lập đội bóng đá nữ quận 1 (TP.HCM). Khi ấy các tuyển thủ còn đi chân đất, đá theo lối bóng đá đường phố.

    Dần dần, lối đá của tuyển nữ Việt Nam ngày càng hoàn thiện, chuyên nghiệp hơn nhờ sự nỗ lực của chính các nữ cầu thủ cũng như huấn luyện viên.

    Sau 30 năm cố gắng không ngừng nghỉ, đội tuyển kiên cường ấy đã đưa Quốc ca Việt Nam vang lên tại giải đấu danh giá nhất hành tinh. Đây là khoảnh khắc lịch sử của dân tộc và phim đã góp phần cộng hưởng cho những giây phút đó in đậm trong trái tim khán giả.

    Suốt 80 phút, khán giả được gặp, được lắng nghe câu chuyện từ những cầu thủ, huấn luyện viên trụ cột bóng đá nữ Việt Nam qua từng thời kỳ như Lưu Ngọc Mai, Kim Hồng, Mỹ Oanh, Kiều Trinh…

    Đến những trường đoạn tập huấn tại Đức, Ba Lan và hành trình giành vé đi World Cup là khoảnh khắc mà phong cách làm phim của Nguyễn Thị Thắm phát huy tối đa nhất.

    Bóng đá nữ Việt Nam và chuyện cổ tích dài 30 năm - Ảnh 2.

    Bóng đá nữ Việt Nam – Chuyện lần đầu kể là phim tài liệu chiếu rạp thứ 2 của đạo diễn Nguyễn Thị Thắm

    Ở giai đoạn này, người làm phim tiếp cận gần nhân vật, khai thác sâu hơn cảm xúc của những tuyển thủ lăn xả ngoài sân cỏ nhưng thực chất vẫn chỉ là những cô gái hồn nhiên, vui vẻ ngoài đời.

    Nguyễn Thị Thắm hiểu rõ tâm tư các cầu thủ nên khuôn hình của cô đầy tình cảm, khoảnh khắc lắng đọng xen với phút giây hài hước, đời thường để các nữ cầu thủ không ngại là chính mình trước ống kính.

    Dù Thắm bảo thời gian vẫn ngắn ngủi, chưa thể giúp cô kết đủ thân với nhân vật và khai thác triệt để hơn chiều sâu tính cách của họ.

    Phải đến sau khi đóng máy, quan hệ giữa Thắm và các nhân vật mới ngày càng thân thiết để ở buổi ra mắt phim, nữ đạo diễn giờ đã như người chị cả của các cầu thủ.

    Với khán giả, phim chỉ là phim tư liệu trên màn ảnh rộng, nhưng với đội tuyển bóng đá nữ, đó là kỷ niệm mà nhờ Thắm họ có cơ hội sống lại ký ức thêm một lần nữa. Chính họ đã vỗ tay đầu tiên khi lưới rung lên trên màn ảnh, cũng là họ rưng rưng cảm động trước những sẻ chia của đồng đội từng kề vai sát cánh.

    Từ lối “đá phủi” đầy tính đường phố của thế hệ tuyển nữ đầu tiên cho đến chiến thuật bài bản, kỹ thuật đỉnh cao mà ông Mai Đức Chung cùng học trò của ông thể hiện chính là một hành trình dài của thể thao Việt Nam nói chung và bóng đá nói riêng.

    “Phần dựng phim rất nặng vì nhiều tư liệu, ê kíp phải lên sơ đồ chi tiết từng buổi quay, nhưng có nhiều lúc cũng hỏng. Mỗi đêm đi bộ từ công ty về nhà mình đều phải trăn trở xem ngày mai phải quay gì, quay ra sao”, Nguyễn Thị Thắm kể.

    Bóng đá nữ Việt Nam và chuyện cổ tích dài 30 năm - Ảnh 3.

    Huấn luyện viên Mai Đức Chung tại buổi ra mắt phim – Ảnh: TÔ CƯỜNG

    Và điều Thắm tiếc

    Thắm và đoàn phim không được tới New Zealand để trực tiếp ghi lại những bước chạy lịch sử của các cô gái Việt trên sân cỏ đẳng cấp thế giới, khoảnh khắc Quốc ca nước Việt vang lên tại World Cup hay cú cản phá phạt đền ngoạn mục từ thủ môn Kim Thanh khi đương đầu với cầu thủ huyền thoại tuyển Mỹ – Alex Morgan.

    Ê kíp buộc phải mua những đoạn video bản quyền FIFA để dựng phim. Cũng vì thế mà phần cuối phim thiếu đi những góc máy từ bên trong, nên cảm xúc của người trong cuộc giữa những giây phút lịch sử tại đấu trường World Cup vì thế mà hiển hiện trên phim chưa trọn vẹn.

    Bóng đá nữ Việt Nam và chuyện cổ tích dài 30 năm - Ảnh 4.

    Khoảnh khắc quốc ca vang lên trên đấu trường World Cup là một trong những phút giây lịch sử của bóng đá Việt Nam – Ảnh: GETTY IMAGES

    Hay để kể câu chuyện quá khứ, ê kíp đã xem tư liệu hàng trăm trận đấu của tuyển nữ Việt Nam từ những ngày công nghệ ghi hình còn sơ khai. Nguồn tư liệu hiếm, lưu trữ không tốt hoặc khó tiếp cận khiến nhiều trận cầu lịch sử mà phim muốn kể lại rất mờ, nhiều ý tưởng phải bỏ vì thiếu tư liệu.

    Ông Nguyễn Quốc Hưng, giám đốc sản xuất phim, thông tin Bóng đá nữ Việt Nam – Chuyện lần đầu kể không chỉ là tôn vinh các nữ cầu thủ mà còn giúp hiểu thêm về văn hóa, con người Việt thông qua bóng đá. Phim sau khi ra rạp trong nước sẽ sớm phát hành quốc tế.

    Chia sẻ với Tuổi Trẻ, đạo diễn Nguyễn Thị Thắm kể chị từng nhiều lần từ chối làm phim này vì vốn yêu thích làm phim độc lập, tự do theo ý mình mà không chịu chi phối, áp lực lịch trình như một phim tư liệu bóng đá.

    Chuyện cổ tích dài 30 năm - Ảnh 2.

    Đạo diễn Nguyễn Thị Thắm (phải) cùng Thanh Nhã (giữa) và Huỳnh Như tại buổi ra mắt phim Bóng đá nữ Việt Nam – Chuyện lần đầu kể – Ảnh: T.CƯỜNG

    Nhưng sau lần dự tập huấn SEA Games 32 tại Campuchia, Thắm cuốn vào câu chuyện hấp dẫn không chỉ trên sân cỏ của tuyển nữ Việt Nam.

    Trước thời điểm đó, mọi người chưa đoán được rằng đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam sẽ giành được suất dự World Cup!