January 22, 2025

Vì sao người Việt thường học bơi ếch trước bơi sải?

[lastupdated] - Lượt Views:

  • Bắt Chủ tịch Tổng công ty Anh Phát Trịnh Xuân Nghiệm
  • AP, Reuters và loạt trang tin quốc tế bày tỏ sự mong đợi trước chương trình nghệ thuật “Rực rỡ Thăng Long”
  • Thả cá chép, dựng cây nêu theo nghi thức Hoàng cung của vua chúa thời xưa

  • Phần đa người Việt thường chọn tập bơi ếch trước khi bơi sải. Trong ảnh là kình ngư Nguyễn Thị Ánh Viên khi còn thi đấu - Ảnh: TTO

    Phần đa người Việt thường chọn tập bơi ếch trước khi bơi sải. Trong ảnh là kình ngư Nguyễn Thị Ánh Viên khi còn thi đấu – Ảnh: TTO

    Nên chọn học bơi ếch hay bơi sải là thắc mắc cực kỳ phổ biến của những người mới bắt đầu học bơi.

    Chọn học bơi ếch vì quen… ngồi xổm

    Có một quan điểm thường được nhắc đến là “học bơi ếch dễ hơn học bơi sải”. Hầu như khi đi học bơi, mọi người thường sẽ được HLV tư vấn nên học bơi ếch trước. Khi bơi ếch được rồi mới chuyển qua học bơi sải.

    Dưới phương diện “sự thật” thì chưa hẳn đúng. Nhưng dưới góc nhìn địa phương thì thật sự người Việt bắt đầu học bơi ếch dễ hơn. Đơn giản vì… người Việt mình có thể ngồi xổm, ngồi xổm được từ nhỏ, và còn sử dụng động tác này trong sinh hoạt hằng ngày.

    Động tác bơi ếch cổ điển lại rất tương tự với dáng chân ngồi xổm – thành ra người Việt học bơi ếch sẽ cảm thấy gần gũi, dễ làm hơn. Ở một số quốc gia khác trên thế giới, họ hiếm khi ngồi xổm nên khi mới xuống hồ, học bơi ếch hay bơi sải đều là những động tác mới hoàn toàn với họ.

    Kình ngư Lâm Quang Nhật - Ảnh: NVCC

    Kình ngư Lâm Quang Nhật – Ảnh: NVCC

    Nếu mục tiêu của bạn đơn giản là học bơi để rớt xuống nước không bị chìm, có thể di chuyển được dưới nước, thể dục nhẹ nhàng, vui vẻ, chỉ cần bơi hồ thì bơi ếch là đủ.

    Học bơi ếch cổ điển xong, học thêm cả bơi ếch hiện đại nếu có thời gian cũng được. Bơi ếch hiện đại là kiểu bơi không quá phổ biển trong giới bơi lội phong trào, đủ làm cho bạn thật ngầu trong hồ bơi đông người.

    Bơi sải sẽ phát triển lâu dài

    Riêng đối với người quan tâm đến việc bơi đường dài, bơi biển, chơi aquathlon (2 môn phối hợp), triathlon (3 môn phối hợp) thì chắc chắn nên học thêm bơi sải. Ai chưa biết thì bắt đầu học 3-6 tháng trước ngày dự giải.

    Tư thế bơi sải của Lâm Quang Nhật - VĐV từng giành 2 HCV SEA Games - Ảnh tư liệu

    Tư thế bơi sải của Lâm Quang Nhật – VĐV từng giành 2 HCV SEA Games – Ảnh tư liệu

    Nếu chỉ bơi ếch, mình có thể hoàn thành các giải đấu nhiều môn phối hợp không? Vẫn được chứ.

    Nhưng nếu bơi sải, bạn có thể vừa bơi dài hơn với cùng một lượng sức, vừa có thể lên bờ trong sự tỉnh táo, đủ sức để “bung” ở phần đạp và chạy.

    Trong bơi lội chuyên nghiệp, cự ly dài nhất của bơi ếch/ngửa/bướm là 200m, nhưng riêng bơi sải (freestyle – nội dung tự do) cự ly dài nhất là 1.500m.

    Đây là quy định cự ly thi đấu bơi lội chuyên nghiệp đang áp dụng trên toàn thế giới và là một ví dụ rất điển hình để chứng minh rằng bơi sải là kiểu bơi lý tưởng nhất dành cho bơi đường dài. 

    Bên cạnh đó, đối với bơi ếch, phát lực chủ yếu là từ chân. So với bơi sải, phát lực chủ yếu là từ tay.

    Đối với aquathlon hay triathlon, lực chân của mọi người nên dành để đạp và chạy, chứ bơi sải chân nhiều rồi lên bờ chạy chậm hơn, đạp chậm hơn, thành tích hoàn thành sẽ bị kéo dài ra rất nhiều.

    Nếu bơi sải, trong tương lai nhiều năm nữa khi mọi người bắt đầu quan tâm tới việc rút ngắn thời gian, mình sẽ rút ngắn được bằng việc tăng lực tay sải, giảm lực đạp chân. Với bơi ếch thì rất khó.

    Đương nhiên đổi lại, thời gian học bơi sải cũng sẽ lâu hơn, khó phối hợp tay chân hơn. Quan trọng nhất, bạn phải xác định mục tiêu chính xác từ đầu. Học bơi để phục vụ mục tiêu gì, rèn luyện sức khỏe thông thường hay tham dự các cuộc thi phong trào.

    Thể thao | Tổng hợp tin tức Thể Thao mới nhất trong ngày