January 23, 2025

Bác sĩ đội tuyển Việt Nam tư vấn về chấn thương thường gặp khi đá bóng

[lastupdated] - Lượt Views:

  • Tạm hoãn xét xử vụ tranh chấp đất đai khiến hai cha con trong một gia đình phải hầu tòa ở Long An
  • Bắt Đậu Thị Tâm ở Hà Nội vì lợi dụng quyền tự do dân chủ
  • Công an bắt 2 vụ vận chuyển 27.100 gói thuốc lá ngoại nhập lậu ở Long An

  • Bác sĩ đội tuyển bóng đá nam quốc gia Trần Huy Thọ - Ảnh: NVCC

    Bác sĩ đội tuyển bóng đá nam quốc gia Trần Huy Thọ – Ảnh: NVCC

    Bác sĩ Trần Huy Thọ là cái tên quen thuộc với bóng đá Việt Nam. Ông gắn bó xuyên suốt với đội tuyển qua các giải đấu AFF Cup, SEA Games, vòng loại World Cup. Mới đây, trung tâm phục hồi thể thao do bác sĩ Trần Huy Thọ thành lập còn ký kết hợp tác với Trung tâm Huấn luyện thể thao quốc gia TP.HCM.

    Có nhiều năm kinh nghiệm trong việc phục hồi chấn thương thể thao, đặc biệt cho các cầu thủ, bác sĩ Huy Thọ đưa ra đánh giá về các chấn thương phổ biến trên sân bóng:

    1. Chấn thương lật cổ chân

    Đây là chấn thương phổ biến nhất khi chơi bóng đá. Nó xảy ra khi cổ chân bị lật ra ngoài hoặc vào trong quá mức, gây đau và sưng.

    Nếu không kịp thời xử lý tốt trong giai đoạn đầu thì chấn thương sẽ để lại cơn đau dai dẳng, dẫn đến lỏng cổ chân mãn tính và khó điều trị.

    Khi vừa bị lật cổ chân nên dừng mọi hoạt động và chườm đá khoảng 10 – 20 phút nhằm giảm sưng tấy và tránh dây chằng bị giãn.

    2. Rách cơ bắp chân hoặc đùi

    Chấn thương này xảy ra khi cơ bắp bị căng quá mức hoặc bị rách do vận động mạnh, thường gặp ở các vùng như bắp chân và đùi.

    Chấn thương rách cơ đùi thường đến từ việc chúng ta xuất phát quá nhanh và dừng lại một cách đột ngột khiến cơ không kịp thích nghi. Ngoài bóng đá, người chơi bóng rổ cũng thường dính chấn thương này.

    Dấu hiệu nhận biết là khi xuất hiện một cơn đau nhói cực độ, đột ngột ở mặt sau đùi. Sau đó đùi sau của bạn sẽ sưng lên, bầm tím và cơn đau kéo dài trong nhiều ngày.

    Cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp hay phong trào đều có nguy cơ dính chấn thương cao - Ảnh: NVCC

    Cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp hay phong trào đều có nguy cơ dính chấn thương cao – Ảnh: NVCC

    3. Chấn thương đầu gối như rách dây chằng

    Rách dây chằng đầu gối thường xảy ra khi có lực tác động mạnh hoặc khi xoay người đột ngột, gây đau dữ dội và mất ổn định cho khớp gối. Đây cũng là dạng chấn thương nguy hiểm thường xuất hiện trong bóng đá.

    Sau khi bị chấn thương dây chằng, người bệnh vẫn có thể đi lại được. Nhưng cơn đau sẽ dần tồi tệ hơn sau vài ngày và xuất hiện một số triệu chứng như sưng tấy, không thể uốn cong hoặc gập đầu gối như bình thường.

    Để tránh chấn thương dây chằng, người chơi cần phải đề phòng bằng cách sử dụng những dụng cụ hỗ trợ như nẹp, băng thun, mang giày phù hợp…

    4. Chấn thương đầu do va chạm

    Chấn thương vùng đầu luôn rất nguy hiểm - Ảnh: NVCC

    Chấn thương vùng đầu luôn rất nguy hiểm – Ảnh: NVCC

    Chấn thương đầu có thể xảy ra khi có va chạm mạnh với đối thủ hoặc với bóng, gây ra các vấn đề như đau đầu, chóng mặt, hoặc thậm chí mất ý thức.

    Dạng chấn thương này ngày càng phổ biến đến mức mới đây Liên đoàn Bóng đá Nam Mỹ đã đặt ra “thẻ hồng” – như một cách hỗ trợ các đội bóng có cầu thủ bị chấn thương đầu.

    Khi một cầu thủ bị chấn thương vùng đầu, trọng tài sẽ rút thẻ hồng và đội bóng có thể thay thế cầu thủ này mà không bị mất 1 trong 5 lượt thay người.

    Nguyên tắc tập luyện để tránh chấn thương do quá tảiNguyên tắc tập luyện để tránh chấn thương do quá tải

    Bác sĩ Tan Jee Lim (Singapore), người từng phẫu thuật cho nhiều danh thủ bóng đá Việt Nam như Phan Văn Tài Em, Phạm Văn Quyến, đưa ra lời khuyên về “nguyên tắc 10%” để người tập tránh bị chấn thương do quá tải.

    Thể thao | Tổng hợp tin tức Thể Thao mới nhất trong ngày