January 22, 2025

Cha mẹ Bellingham 'chia tay' vì con

[lastupdated] - Lượt Views:

  • Tạm giữ 3 nghi phạm trong vụ nam shipper ở Đà Nẵng bị đánh tử vong
  • Bắt Chủ tịch Tổng công ty Anh Phát Trịnh Xuân Nghiệm
  • AP, Reuters và loạt trang tin quốc tế bày tỏ sự mong đợi trước chương trình nghệ thuật “Rực rỡ Thăng Long”

  • Jude Bellingham (thứ 2 từ phải sang) cùng gia đình của anh - Ảnh: TWITTER

    Jude Bellingham (thứ 2 từ phải sang) cùng gia đình của anh – Ảnh: TWITTER

    Trong lúc người anh – Jude trở thành cầu thủ được định giá cao nhất thế giới (180 triệu euro, theo Transfermarkt), cậu em trai – Jobe dù chỉ mới 18 tuổi cũng đã được giới chuyên môn xếp vào nhóm sao trẻ tiềm năng đang chơi bóng ở Giải hạng nhất Anh. 

    Trên Transfermarkt, Jobe được định giá 10 triệu euro và rất có thể sẽ gia nhập một đội bóng Premier League ngay trong mùa hè này.

    Có khá nhiều cặp anh em nổi tiếng trong làng bóng đá. Nhưng gia đình Bellingham lại khác biệt, khi cha mẹ họ quyết định tạo điều kiện cho hai cậu con trai phát triển riêng rẽ, độc lập. 

    Năm 2020, Jude Bellingham (17 tuổi) ký hợp đồng với Dortmund và chuyển từ thành phố Birmingham sang nước Đức sinh sống. Dù chưa đến tuổi thành niên nhưng anh đã được CLB nước Đức trao mức lương 3 triệu euro/năm.

    Nhiều gia đình cầu thủ sẽ lựa chọn theo chân con trai đến nơi ở mới, một số giao phó vai trò quản lý cho người đại diện và tiếp tục cuộc sống bình thường của mình. Còn gia đình Bellingham thì khác. Người mẹ – bà Denise – chọn theo chân Jude, còn cha – ông Mark – tiếp tục ở lại Anh để nuôi dưỡng cậu em trai Jobe khi đó mới 15 tuổi.

    Ông bà Bellingham có đầy đủ nghiệp vụ để phát triển sự nghiệp hai cậu con trai, và họ đã phân việc theo đúng chuyên môn của mình. Bà Denise là một chuyên viên trong lĩnh vực quản trị nhân sự, cũng vì vậy, bà đã trở thành người đại diện cho chính con trai của mình. 

    Jude không cần đến bất kỳ người đại diện cầu thủ nào khác, mọi vấn đề pháp lý và giấy tờ của anh đều do bà Denise quản lý. Khi 17 tuổi, Jude Bellingham đã trở thành một ngôi sao, đó là lý do gia đình quyết định để bà Denise đi theo cậu anh trai. 

    Trong khi đó, ông Mark Bellingham từng là một cầu thủ bán chuyên và làm việc trong ngành cảnh sát. Chính ông Mark truyền cảm hứng và đưa hai cậu con trai đến lò đào tạo của Birmingham – đội bóng có truyền thống của nước Anh, hiện đang chơi ở Giải hạng nhất. 

    Cả gia đình Bellingham có thể chọn cách dễ dàng là theo chân cậu con trai đầu sang Đức, tìm kiếm một lò đào tạo trẻ khác cho Jobe. Nhưng ông Mark kiên quyết để cậu em ở lại Anh vì tin tưởng điều này sẽ tốt cho sự nghiệp của con.

    Và niềm tin đó đã được đền đáp. Dù không bứt phá nhanh như anh trai, Jobe thực sự là một cầu thủ tiềm năng. Năm 2023, anh cũng rời Birmingham ở tuổi 17, chuyển sang Sunderland với mức phí chuyển nhượng 2 triệu euro. Jobe cũng kiếm được một bản hợp đồng chuyên nghiệp với mức lương lên đến 400.000 euro/năm.

    Có nhiều tin đồn về việc Jobe Bellingham được Real Madrid để mắt đến vào mùa hè năm ngoái, như một chính sách “đãi ngộ gia đình” thường thấy ở các đội bóng lớn khác. Điển hình như Ethan Mbappe, người cũng được PSG ký hợp đồng nhờ vào cậu anh trai quá nổi tiếng. Đội bóng hoàng gia Tây Ban Nha muốn giúp cả gia đình Bellingham đoàn tụ. 

    Nhưng đến thời điểm hiện tại, cha mẹ họ vẫn kiên quyết với lựa chọn của mình – Jude và Jobe nên tách nhau ra. Đã có rất nhiều trường hợp cậu em trai không thể phát triển sự nghiệp vì cái bóng quá lớn của người anh. Jobe có thể tự mình đến sân Bernabeu trong tương lai, nhưng là bằng tài năng của mình chứ không phải cái mác “em trai Bellingham”.

    Vậy nên, ông bà Mark – Denise Bellingham vẫn phải chấp nhận cuộc sống chia cắt của họ, cho đến ngày cả hai cậu con trai thành tài.

    Không phải “cha mẹ hổ”

    Ngay khi chuyển đến Real Madrid, Jude Bellingham đã dành những lời biết ơn cho mẹ mình trong buổi phỏng vấn đầu tiên. Anh gọi bà Denise là “nữ hoàng”, cho rằng mình không thể làm gì nếu không có cha mẹ.

    Dù vậy, truyền thông phương Tây nhìn nhận quan hệ gia đình của Bellingham khá tích cực, không xếp họ vào diện “cha mẹ hổ” – một phong cách nuôi dạy con hà khắc, sẵn sàng đánh đổi tất cả cho thành công tương lai của con cái. Xuất phát từ châu Á (đặc biệt là Hàn Quốc, Trung Quốc), hình mẫu “cha mẹ hổ” nhanh chóng lan rộng khắp làng thể thao, kể cả phương Tây.

    Hồi năm ngoái, các anh em thuộc gia đình điền kinh nổi tiếng Ingebrightsen đã bất ngờ khởi kiện cha mình vì đã kiểm soát họ một cách hà khắc, tàn nhẫn trong nhiều năm.

    Tuổi Trẻ Online – Thể thao – RSS Feed