January 24, 2025

Cửu đỉnh – Hoàng cung Huế được công nhận là Di sản tư liệu thế giới

[lastupdated] - Lượt Views:

  • Quảng Ninh ứng dụng công nghệ số tại Hội sách, báo Xuân Ất Tỵ
  • Bắt thanh niên quay clip, chụp ảnh các sai phạm để tống tiền
  • NSND Thanh Lam hát cùng NSƯT Đăng Dương trong chương trình truyền hình trực tiếp “Ý Đảng lòng dân”

  • Chiều nay 8/5, Văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, hồ sơ “Cửu đỉnh – Hoàng cung Huế” đã được vinh danh là Di sản tư liệu thế giới.

    Cửu đỉnh - Hoàng cung Huế được công nhận là Di sản tư liệu thế giới - Ảnh 1.

    Hồ sơ “Cửu đỉnh – Hoàng cung Huế” của Việt Nam chính thức trở thành Di sản tư liệu của Chương trình Ký ức Thế giới Khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Ảnh: Bảo Minh.

    Cụ thể, tại phiên họp ngày 8/5/2024, Hội nghị toàn thể lần thứ 10 của Ủy ban Chương trình Ký ức thế giới khu vực châu Á – Thái Bình Dương của UNESCO (tổ chức tại Mông Cổ) đã tập trung xem xét 20 hồ sơ có giá trị về nhiều mặt và đạt các tiêu chí về ý nghĩa trong khu vực, tính độc bản và tính quý hiếm. Việt Nam có 1 hồ sơ “Những bản đúc nổi trên Chín đỉnh đồng ở Hoàng Cung Huế” (hay còn có tên gọi khác Cửu đỉnh – Hoàng Cung Huế) được xem xét trong đợt này.

    Với những giá trị tiêu biểu, độc đáo về hình thức, nội dung thông tin, đặc biệt là các giá trị về mối quan hệ giao thoa và tiếp xúc văn hóa xã hội của đất nước Việt Nam với các quốc gia trong khu vực Đông Á, hồ sơ Cửu đỉnh – Hoàng cung Huế đã được ghi danh vào Danh mục Ký ức thế giới với số phiếu 23/23 nước tham gia.

    Cửu đỉnh - Hoàng cung Huế được công nhận là Di sản tư liệu thế giới - Ảnh 2.

    Cửu đỉnh – Hoàng cung Huế là những giá trị tiêu biểu, độc đáo về hình thức, nội dung thông tin, đặc biệt là các giá trị về mối quan hệ giao thoa và tiếp xúc văn hóa xã hội của đất nước Việt Nam với các quốc gia trong khu vực Đông Á. Hồ sơ Cửu đỉnh – Hoàng cung Huế đã được ghi danh vào Danh mục Ký ức thế giới với số phiếu 23/23 nước tham gia.

    Cửu đỉnh – Hoàng cung Huế được vinh danh là niềm tự hào của Việt Nam nói chung và của tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng, điều này đã gia tăng thương hiệu di sản Huế, một điểm đến 8 di sản.

    Cửu đỉnh – Hoàng cung Huế do vua Minh Mệnh ra lệnh đúc vào năm 1835 và hoàn thành vào năm 1837, được đặt trước sân Thế Tổ Miếu ngay từ khi ra đời cho đến hiện nay. Vua Minh Mệnh cho đúc Cửu đỉnh nhằm biểu thị sự trường tồn của triều đại, sự giàu đẹp và thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của đất nước Việt Nam.

    Trình độ đúc đồng tinh xảo của những người thợ thủ công ở Việt Nam, với 162 họa tiết chạm khắc nhiều chủ đề khác nhau trên Cửu đỉnh, cùng nhiều giá trị ẩn sâu phía sau đã đưa Cửu đỉnh vượt ra ngoài tầm vóc của quốc gia.

    Đây là nguồn tư liệu độc đáo, quý hiếm được giới nghiên cứu Việt Nam và nước ngoài rất quan tâm bởi nó mang giá trị nội dung về lịch sử, văn hóa – giáo dục, địa lý, phong thủy, y dược, nghệ thuật thư pháp. Đặc biệt là đề cao thân phận của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến, hình ảnh kênh Vĩnh Tế trên Cao đỉnh là một minh chứng rõ nét.

    Ông Nguyễn Văn Thoại, khi làm chức Trấn thủ Vĩnh Thanh đã trực tiếp chỉ huy đào kênh Vĩnh Tế (Vĩnh Tế hà) dài hơn 87km, trải hơn 5 năm (từ năm 1819 đến năm 1825), tạo nên một cột mốc quan trọng trong lịch sử giao thông, thương mại, biên phòng cũng như về trị thủy ở vùng đất Nam Bộ. Trong thời gian đào kênh đầy gian truân, bà Châu Thị Vĩnh Tế (quê ở Vĩnh Long, vợ của Thoại Ngọc Hầu) đã tận tụy giúp chồng chăm lo đại sự. Những lúc chồng bận việc công cán, bà đã thay chồng lãnh phần đôn đốc, giám sát việc đào kênh. Cảm phục trước công sức khó nhọc của bà, sau khi công trình này hoàn thành, vua Minh Mạng đã lấy tên của bà để đặt tên cho con kênh này là kênh Vĩnh Tế.

    Song hành với những thăng trầm của một triều đại, sau gần 200 năm dù đã trải qua bao biến cố của thời cuộc và biến thiên của thời gian nhưng Cửu đỉnh vẫn vẹn nguyên. Bảo vật hiếm hoi còn lại, tượng trưng cho vương quyền và sự tồn tại của triều đại phong kiến ở các nước Á Đông. 


    Văn hóa – Giải trí | danviet.vn