January 23, 2025

“Cha ông tôi là chiến sĩ Điện Biên”: Nữ dân công 16 tuổi vượt gian khổ chi viện cho tiền tuyến

[lastupdated] - Lượt Views:

  • Diễn biến mới nhất vụ nam shipper bị đánh tử vong ở Đà Nẵng
  • Diva Hồng Nhung hát cùng Thanh Lam, Hà Trần trong chương trình phát đêm Giao thừa Ất Tỵ
  • Tạm giữ 3 nghi phạm trong vụ nam shipper ở Đà Nẵng bị đánh tử vong

  • Trong chương trình “Cha ông tôi là chiến sĩ Điện Biên” phát sóng ngày 20/4 trên VTV3 có sự góp mặt của bà Bùi Thị Ngọc Lý – một trong số hàng triệu dân công hỏa tuyến đã âm thầm góp phần vào chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954. Lời kể của bà là minh chứng cho tinh thần quả cảm, ý chí kiên cường và lòng yêu nước nồng nàn của thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp.

    Năm 1952, khi mới 16 tuổi, bà Lý đã xung phong tham gia đội dân công vận tải phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ. Cùng với hàng nghìn thanh niên khác, bà đã vượt qua những thử thách gian khổ, hiểm nguy để vận chuyển lương thực chi viện cho tiền tuyến.

    “Cha ông tôi là chiến sĩ Điện Biên”: Nữ dân công 16 tuổi vượt gian khổ chi viện cho tiền tuyến

    "Cha ông tôi là chiến sĩ Điện Biên": Nữ dân công 16 tuổi vượt gian khổ chi viện cho tiền tuyến- Ảnh 1.

    Bà Bùi Thị Ngọc Lý – Người dân công hỏa tuyến trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh: VTV3.

    “Năm 1946, tôi di tản về Nông Cống, sau đó lại tới xã Đông Hưng, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Cuối năm 1951, đầu năm 1952, Chính phủ huy động lực lượng dân công, tất cả người dân từ 18 tuổi cho đến độ khoảng 25 tuổi sẽ đi vận chuyển lương thực bằng quang gánh. Tôi thấy bản thân tôi thừa sức khỏe, hồi đấy mới 16, 17 tuổi thôi nhưng tôi khỏe lắm! Bên cạnh đó, tôi là một đoàn viên Đoàn Thanh niên Cộng sản thì sẵn sàng xung phong tham gia”, bà Lý nói.

    Hành trình vận tải của bà Lý và các đồng đội đầy gian nan, vất vả. Họ phải đi bộ trên những con đường mòn, gập ghềnh, cheo leo qua núi đồi, suối sâu. Dưới cái nắng như thiêu như đốt, họ vẫn miệt mài gánh vác những gánh nặng trên vai. Nguy hiểm hơn, họ còn phải đối mặt với bom đạn của quân địch. Có những lúc, bà Lý và các đồng đội phải đi trong đêm tối, chỉ có ánh trăng soi đường. Trong hành trình, nhiều lúc họ phải nín thở, im lặng, cẩn thận từng bước chân để tránh bị lộ.

    “Suốt cả hành trình mỗi người chúng tôi được trang bị hai tấm ni lông, hai bộ quần áo dự trữ, 3 kg muối và 1 cái gậy. Nhiệm vụ của mỗi người là mang đủ 20 kg gạo qua tiền tuyến, sau đấy được cấp đủ số gạo ăn trong 10 ngày để quay về. Nhiệm vụ được ấn định thực hiện trong vòng hai tháng”, bà Lý hồi tưởng lại quãng thời gian thực hiện nhiệm vụ.

    "Cha ông tôi là chiến sĩ Điện Biên": Nữ dân công 16 tuổi vượt gian khổ chi viện cho tiền tuyến- Ảnh 2.

    Lực lượng dân công hỏa tuyến vận chuyển hàng hóa trong chiến dịch Điện Biên Phủ 1954. Ảnh: Báo Chính phủ.

    “Chúng tôi phải đi bằng đường mòn của đồng bào dân tộc thiểu số, có khi người ta đi xuống suối, có khi người ta leo lên đồi, lên dốc, mình cũng phải đi y hệt như vậy, trên địa hình rất hiểm trở. Lên đèo cao tới mức mà khi nhìn xuống, những cái cây cổ thụ lâu năm cũng chỉ cao ngang với chân mình”, bà Lý nói tiếp.

    Bất chấp gian khổ, bà Lý và các dân công hỏa tuyến vẫn luôn giữ tinh thần lạc quan, yêu đời. Họ hát những bài ca động viên nhau, chia sẻ thức ăn và cùng nhau vượt qua khó khăn. Nhờ sự đoàn kết, đồng lòng, họ đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, góp phần quan trọng vào chiến thắng Điện Biên Phủ.

    “Lúc ấy mới biết, công sức của mình cũng là một hạt cát trên bãi biển thôi”, bà Lý cười nói. Ngoài bà Lý, chồng và anh trai ruột của bà cũng tham gia vào chiến dịch Điện Biên Phủ lẫy lừng. Câu chuyện của bà Bùi Thị Ngọc Lý là một trong những minh chứng cho tinh thần anh hùng, bất khuất của dân tộc Việt Nam.


    Văn hóa – Giải trí | danviet.vn