January 27, 2025

Thu Phương chế lời ca khúc “Lời của gió”: Chỉ là khoảnh khắc vui hay thiếu tôn trọng tác giả?

[lastupdated] - Lượt Views:

  • Câu chuyện tranh treo ngày Tết
  • Hải “lu”- đối tượng côn đồ có 4 tiền án và băng nhóm đòi nợ thuê bị triệt phá thế nào?
  • T.O.P có tìm lại “hào quang” nhờ “Squid Game”?

  • Rộ lên tranh cãi khi ca sĩ “chế lời” các bản hit nổi tiếng

    Mới đây, clip hai ca sĩ Thu Phương và Tú Dưa thể hiện ca khúc Lời của gió của nhạc sĩ Duy Thái trong một đêm nhạc diễn ra vào năm 2023 gây sốt trở lại trên mạng xã hội. Cụ thể, trong đoạn băng hình, giọng ca gạo cội của làng nhạc Việt cất lời: “Anh có nghe thấy em nói gì không?”; Tú Dưa lập tức hát nối tiếp: “Có lúc nghe thấy, có lúc thì không” (Lời gốc: “Em có nghe thấy gió nói gì không”). Bất ngờ trước sự thay đổi ca từ của đồng nghiệp, Thu Phương cười lớn, sau đó chắp tay thể hiện sự bái phục, rồi cô hát tiếp: “Anh không nghe thấy thì em vẫn nói” (Lời gốc: “Anh đã thương nhớ gửi vào trong gió”).

    Đoạn video gây sốt trên TikTok, tạo ra hàng loạt tranh cãi trái chiều. Trong khi nhiều người bày tỏ sự thích thú bởi màn tương tác của hai nghệ sĩ, khen Thu Phương nhanh trí ứng biến, không ít ý kiến cho rằng đây là hành vi cợt nhả, thiếu tôn trọng khán giả và đặc biệt là tác giả ca khúc.

    Ca sĩ Thu Phương và nhạc sĩ Tú Dưa hát ca khúc “Lời của gió” của nhạc sĩ Duy Thái. (Clip: YouTube H-L Tr )

    Trước đó một vài ngày, gia đình nhạc sĩ Phạm Tuyên cũng gây xôn xao khi lên tiếng bức xúc trước bản phái sinh của ca khúc “Chú voi con ở Bản Đôn”. Theo nhà báo Hồng Tuyến – con gái nhạc sĩ, bản phái sinh này ảnh hưởng nghiêm trọng đến bài hát gốc vì sự lan truyền nhanh chóng trên mạng xã hội. Chị chia sẻ: “Một bộ phận người hát và cả ca sĩ chuyên nghiệp nhầm lẫn khi thay vì hát bài hát gốc, họ lại hát bài hát chế. Ngay tại buôn Đôn là nơi bài hát ra đời, trong lễ hội, bài hát phái sinh được trình bày khiến nhiều du khách thắc mắc là có phải bài của nhạc sĩ Phạm Tuyên được cải biên không”.

    Năm 2013, ca sĩ Yanbi và rapper Mr.T từng nhận án phạt 10 triệu đồng khi chế lời tục tĩu ca khúc Thu cuối – bài hát làm nên tên tuổi của họ trong một đêm nhạc. Để khuấy động không khí, Yanbi – Mr.T đề nghị khán giả hát theo mình. Đến đoạn điệp khúc, một số khán giả trẻ Hải Phòng đã dùng từ tục để chế lời bài hát Thu cuối. Thay vì sửa lại, Yanbi – Mr.T đã hát theo. Thậm chí, đến những lời hát sau đó, hai anh chàng này còn hưởng ứng và hát lại những lời này một cách thái quá. Màn biểu diễn của hai ca sĩ cũng bị phản ứng mạnh mẽ trên mạng xã hội.

    Thu Phương chế lời ca khúc "Lời của gió": Chỉ là khoảnh khắc vui hay thiếu tôn trọng tác giả?- Ảnh 1.

    Mr.T và Yanbi từng bị phạt vì chế lời ca khúc. (Ảnh: TL)

    So với hành vi hát sai lời thường thấy trên sân khấu, việc ca sĩ chế lời thường bị khán giả chỉ trích nặng nề hơn, bởi người xem cho đó là hành vi cố ý, tạo nên sắc thái hoàn toàn khác của một ca khúc trên sân khấu.

    “Nếu là đêm nhạc chỉn chu, có tính nghệ thuật thì việc chế lời là hành vi thiếu tôn trọng”

    Chia sẻ với Dân Việt, nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung cho rằng, với những trường hợp như ca khúc Lời của gió, quan điểm thuộc về tác giả hoặc người nhà tác giả: “Họ là người sáng tác/sở hữu ra bài hát, họ có quyền được phản ứng và thái độ với những trường hợp này, người nhạc sĩ khác không có quyền ý kiến”.

    Tác giả bản “hit” Nhật ký của mẹ khẳng định thái độ thế nào tuỳ thuộc vào quan hệ thân thiết giữa ca sĩ, nhạc sĩ, bầu không khí, tính chất đêm nhạc, tính cách cũng như thái độ sống của người nhạc sĩ. “Ví dụ ca khúc của tôi rơi vào trường hợp đó, tôi cũng sẽ tuỳ thuộc vào những yếu tố trên mà bày tỏ thái độ hợp lý. Nếu là đêm nhạc chỉn chu, có tính nghệ thuật mà nghệ sĩ có hành vi đó thì tôi không thể chấp nhận. Đây là sự thiếu tôn trọng dù cho ca sĩ có thân thiết với mình hay không.

    Thu Phương chế lời ca khúc "Lời của gió": Chỉ là khoảnh khắc vui hay thiếu tôn trọng tác giả?- Ảnh 2.

    Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung. (Ảnh: FBNV)

    Trong trường hợp đó là đêm nhạc giao lưu nhẹ nhàng, ca sĩ thân thiết với tôi, tôi sẽ xem đó là khoảnh khắc vui vẻ, hài hước. Tuy nhiên, nếu lời chế lại bậy bạ, tục tĩu, dù ca sĩ thân thiết tới đâu thì tôi cũng sẽ không hài lòng. Khi ca sĩ cố tình có hành vi chế lời, bôi nhọ ca khúc của tôi theo tính tiêu cực, độc hại hoặc tục tĩu, tôi sẽ có biện pháp uỷ thác Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả khởi kiện và đòi bồi thường”.

    Trong khi đó, nhạc sĩ Nguyễn Lê Tâm cho rằng: “Việc thay đổi lời bài hát chỉ để vui trong những dịp bạn bè gặp nhau là hiện tượng ai cũng biết, tuy nhiên, khi đưa lên môi trường chính thức như sân khấu có khả năng lan tỏa rộng rãi thì không nên. Nói chung, các bài hát nổi tiếng thường có ít nhất một phiên bản chế lời kiểu gây cười. Có những bản chế chỉ để cười, có những bản chế lại sử dụng ngôn ngữ phản văn hóa rất độc hại. Một số bản chế hài hước, có ý nghĩa tích cực được ghi nhận như trong chương trình Gặp nhau cuối năm”.

    Thu Phương chế lời ca khúc "Lời của gió": Chỉ là khoảnh khắc vui hay thiếu tôn trọng tác giả?- Ảnh 3.

    Nhạc sĩ Nguyễn Lê Tâm. (Ảnh: FBNV)

    Để chế ca khúc Từ một ngã tư đường phố, ê-kíp thực hiện chương trình Gặp nhau cuối năm đã xin phép nhạc sĩ Phạm Tuyên được đặt lời khác cho ca khúc này với nội dung châm biếm. “Khi nhạc sĩ đã đồng ý, việc chế lời ca khúc và phát sóng là điều bình thường” – nhạc sĩ Nguyễn Lê Tâm khẳng định với PV Dân Việt. 

    Tác giả của loạt ca khúc nổi tiếng như: Tiếng Việt, Đồng hồ báo thức, Nhắn tuổi 20 chia sẻ thêm: “Có những bản chế lời mà cá nhân tôi không ủng hộ, đó là tùy tiện “phá” chất liệu gốc và không đóng góp gì cho đời sống nghệ thuật, giải trí. Thí dụ như bài chế Chú voi con ở bản Đôn lan tràn trên mạng. Ở đây, người chế đã lấy lời gốc và chế ra một giai điệu tầm thường để chỉnh sửa vào phần lời gốc vốn rất đáng yêu. Như vậy là phá văn hóa, lâu dần thì đồ giả lấn át đồ thật. Bản phái sinh thầm thường lại phổ cập còn bản gốc tuyệt hay thì bị quên lãng”.


    Văn hóa – Giải trí | danviet.vn