Cô gái trẻ tử vong trên giường trong nhà nghỉ
Như Dân Việt đã đưa tin: Ngày 19/3, Công an TP.Bà Rịa (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) cùng các lực lượng phối hợp điều tra nguyên nhân người phụ nữ được phát hiện tử vong trong nhà nghỉ.
Trước đó, ngày 16/3, chị H.T.B.T (29 tuổi, ngụ TP.Bà Rịa) thuê nhà nghỉ Y.B. Do mấy ngày liền không thấy chị T ra khỏi phòng nên khoảng 16 giờ ngày 18/3, quản lý nhà nghỉ cùng nhân viên tạp vụ lên phòng kiểm tra.
Khi dùng chìa khóa dự phòng mở cửa thì phát hiện chị T đã tử vong trên giường, trên mặt có chảy máu, bọt khí, cơ thể có các dấu hoen đỏ.
Nhân viên nhà nghỉ đã trình báo cơ quan công an.
Nhận được tin báo, lực lượng Công an TP.Bà Rịa đã phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp, Phòng Kỹ thuật hình sự Công an tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tổ chức khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi để phục vụ công tác điều tra, làm rõ.
Qua khám nghiệm, nguyên nhân ban đầu xác định chị T tử vong do phù phổi cấp.
Hiện cơ quan chức năng đã bàn giao thi thể nạn nhân cho gia đình mai táng.
Cựu Cục trưởng, Ngân hàng Nhà nước, Đỗ Thị Nhàn bị đề nghị mức án tù chung thân
Như Dân Việt đã thông tin: Ngày 19/3, TAND TP.HCM tiếp tục tổ chức xét xử các bị cáo trong vụ Vạn Thịnh Phát, phiên tòa bước vào đề nghị mức án đối với các bị cáo.
Bị cáo Đỗ Thị Nhàn, cựu Cục trưởng Cục II Thanh tra Ngân hàng Nhà nước, bị VKSND TP.HCM đề nghị mức án tù chung thân. Ảnh: Lê Giang
VKSND TP.HCM đã đề nghị mức án tù chung thân đối với bị cáo Đỗ Thị Nhàn, cựu Cục trưởng Cục II Thanh tra Ngân hàng Nhà nước (NHNN).
Theo đại diện VKS, bị cáo Đỗ Thị Nhàn là Trưởng đoàn thanh tra, người chỉ đạo đoàn thanh tra, chịu trách nhiệm chính về kết quả thanh tra theo chỉ đạo của bị cáo Nguyễn Văn Hưng (phó chánh thanh tra phụ trách Cơ quan Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước).
Để che giấu thực trạng tài chính đặc biệt yếu kém và các sai phạm của SCB phát hiện qua thanh tra, để SCB không bị đưa vào diện kiểm soát đặc biệt và tiếp tục được tái cơ cấu, bị cáo Trương Mỹ Lan, Chủ tịch Vạn Thịnh Phát trực tiếp gặp gỡ bàn bạc, trao đổi với Đỗ Thị Nhàn và chỉ đạo Võ Tấn Hoàng Văn trực tiếp đưa tiền cho Đỗ Thị Nhàn 5,2 triệu USD…
Theo cáo trạng, sau khi nhận hối lộ, bị cáo Đỗ Thị Nhàn chỉ đạo thành viên trong đoàn báo cáo không trung thực, không đầy đủ các sai phạm của SCB; cố tình che giấu, bưng bít, làm nhẹ để có lợi cho SCB và tiếp tục kiến nghị đề xuất tạo điều kiện cho SCB được tái cơ cấu.
Tại phiên tòa, bị cáo Nhàn đã thành khẩn khai báo, lần đầu phạm tội, nhân thân tốt, đã nộp lại 4,8 triệu USD và 10 sổ tiết kiệm ngân hàng có tổng số tiền hơn 10 tỷ đồng.
Hành vi của Đỗ Thị Nhàn gây bức xúc trong dư luận, gây mất uy tín cơ VKS trình bày quan điểm luận tội: “Đối với bị cáo Nhàn, hành vi của bị cáo đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ quan nhà nước nên cần cách ly vĩnh viễn ra khỏi xã hội…”.
Trước đó, ở phần xét hỏi, bị cáo Nhàn đã thừa nhận hành vi phạm tội như cáo trạng nêu, nội dung bản thân là trưởng đoàn thanh tra tiến hành thanh tra ngân hàng SCB trong các năm 2017 – 2018 nhưng đã sửa đổi kết luận, báo cáo không trung thực tình trạng nhà băng này.
Hành vi báo cáo không trung thực, bao che, bưng bít thông tin của bà Nhàn và nhóm cán bộ NHNN đã giúp SCB không bị diện theo dõi đặc biệt mà tiếp tục được “tái cơ cấu”, tạo điều kiện cho Trương Mỹ Lan thao túng, rút tiền của ngân hàng. Sau đó, bị cáo Võ Tấn Hoàng Văn, Tổng giám đốc SCB, 4 lần gặp Nhàn, đưa hối lộ tổng cộng 5,2 triệu USD.
Khai về việc này, nữ cựu Cục trưởng cho hay không muốn nhận tiền nhưng bị Văn dọa: “Đừng làm khó Văn và cũng đừng làm khó bản thân”. Bị cáo Nhàn kể, đoàn thanh tra từng trả lại quà của SCB một lần và sau đó, có một người tự xưng là bạn của Văn đến nơi làm việc để “nói chuyện” nhưng: “Tất cả, 8 – 9 người trong đoàn đều không quen người này nên rất sợ”.
Sau khi nhận tiền, bà Nhàn để một phần ở nhà và mang một phần về quê Nam Định, gửi 2 họ hàng, nói “cho chị gửi cái này ở đây” và dù đây là số tiền lớn, bị cáo không nói rõ nó từ đâu, 2 người cho gửi cũng không hỏi từ đâu mà có.
Cựu Cục trưởng khai thêm sau đó từng nhiều lần gọi điện cho Võ Tấn Hoàng Văn, đề nghị trả lại tiền nhưng không được và khi Văn bị khởi tố, bà định trả số tiền này nhưng “thấy nhiều người chết quá nên sợ”. Đến khi làm việc với điều tra, bị cáo Nhà mới trình báo mọi việc, gồm cả số 5,2 triệu USD.
Về hành vi sửa báo cáo kết quả thanh tra, bà Nhàn cho rằng mình có xin ý kiến bị cáo Nguyễn Văn Hưng, cựu Phó Chánh thanh tra Ngân hàng Nhà nước. Bị cáo này khẳng định đã báo cáo đầy đủ các sai phạm của SCB.
Bắt nghi phạm đâm gục người phụ nữ giữa đường ở TP.HCM
Liên quan đến vụ người phụ nữ bị đâm gục giữa đường ở TP.HCM, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Bình Chánh, TP.HCM, đã bắt giữ nghi phạm tên U. (41 tuổi, chồng nạn nhân).
Bước đầu, nghi phạm khai đâm vợ do mâu thuẫn chuyện gia đình. Sau khi gây án, ông U. bỏ trốn và bị Công an huyện Bình Chánh truy xét, bắt giữ vào sáng 19/3.
Trước đó, sáng 18/3, người dân sống trên đường Lương Ngang, xã Tân Nhựt, huyện Bình Chánh, nghe tiếng hô hoán của một phụ nữ, cùng lúc một người đàn ông phóng xe máy rời đi rất nhanh.
Nhiều người chạy đến phát hiện bà H. (42 tuổi) bị đâm nhiều nhát, thương tích nặng. Được người dân đưa đi cấp cứu kịp thời, nạn nhân đã qua cơn nguy kịch.
Cảnh sát đang lấy lời khai ông U. cùng những người liên quan để làm rõ nguyên nhân vụ việc.
Chiếm đoạt hơn 8.600 tỷ đồng, Chủ tịch Tân Hoàng Minh nói “không muốn lừa đảo người mua trái phiếu”
Clip: Hàng ngàn bị hại đội mưa đến tham dự phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án Tân Hoàng Minh.
Như Dân Việt đã thông tin: Chiều 19/3, TAND TP.Hà Nội tiếp tục xét hỏi 15 bị cáo trong vụ lừa đảo 8.600 tỷ đồng xảy ra tại Công ty TNHH thương mại dịch vụ khách sạn Tân Hoàng Minh.
Sau khi bị cách ly trong suốt buổi sáng, Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh Đỗ Anh Dũng được lực lượng cảnh sát hỗ trợ tư pháp đưa trở lại hội trường xét xử để trả lời thẩm vấn.
Chiếm đoạt 8.600 tỷ đồng, bị cáo Đỗ Anh Dũng nói không muốn lừa đảo.
Chủ tọa theo quy định đã thông báo cho ông Dũng biết các bị cáo khác trong vụ, gồm cả con trai của ông là Đỗ Hoàng Việt, đều khai việc phát hành trái phiếu là do ông ra chủ trương. Quá trình triển khai, các bị cáo này đều báo cáo ông Dũng, từ việc phát hành trái phiếu, bán cho Tập đoàn Tân Hoàng Minh để trở thành trái chủ sở hữu, đến việc “chạy” dòng tiền khống…
Trả lời xét hỏi, Đỗ Anh Dũng thừa nhận ra chủ trương phát hành các lô trái phiếu và giao cho con trai Đỗ Hoàng Việt thực hiện. Lý do phát hành vì năm 2021, nhu cầu vốn của Tân Hoàng Minh ngày càng lớn, tập đoàn phải tìm thêm các nguồn huy động vốn, chứ không chỉ từ ngân hàng.
Theo lời ông Dũng, trước khi Tập đoàn Tân Hoàng Minh triển khai phát hành trái phiếu, bị cáo được biết “các tập đoàn khác đã phát hành hàng triệu tỷ đồng”. Với kinh nghiệm 30 năm điều hành doanh nghiệp, bị cáo hiểu rõ trái phiếu là một “kênh huy động vốn hiệu quả”.
Đỗ Anh Dũng cũng bác bỏ quan điểm cho rằng mục đích phát hành trái phiếu do Tân Hoàng Minh không vay được tiền ngân hàng, khẳng định: “Tập đoàn vẫn còn một số tài sản để thế chấp”.
Bị cáo Dũng khai thêm, bẩn thân là Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc, nên chỉ ra chủ trương chung về phát hành trái phiếu, không biết phương án phát hành được “lập khống”. Bị cáo thêm rằng: “Chưa bao giờ có ý nghĩ chiếm đoạt tiền của người mua trái phiếu”.
Về việc “chạy” dòng tiền ảo, biến số tiền nhỏ thành lớn để chuyển 9 lô trái phiếu của 3 công ty Cung Điện Mùa Đông, Soleil và Ngôi Sao Việt sang Tập đoàn Tân Hoàng Minh, bị cáo Dũng giải thích: “Nhìn dưới góc độ dòng tiền có thể thấy đó là ảo, nhưng thực tế cả tập đoàn và 3 công ty đều thuộc sở hữu của tôi”.
Đỗ Anh Dũng cho hay “tôn trọng cáo trạng” nhưng một lần nữa khẳng định: “Ngay từ khi phát hành, chưa bao giờ có ý nghĩ chiếm đoạt tiền của người mua trái phiếu. Chỉ ý thức rằng đây là việc huy động tiền để phục vụ kinh doanh, đầu tư”.
Tuy vậy, Chủ tịch Tân Hoàng Minh khai thời điểm đó nhận thức về phát hành trái phiếu chưa đầy đủ, đến nay nhận thức được là sai. Ngoài ra, số tiền huy động được từ trái phiếu cũng không được dùng đúng mục đích.
Bị cáo khai thêm, ngay khi bị khởi tố, bắt tạm giam và được cán bộ điều tra giải thích về sai phạm của bản thân, ông đã viết đơn đề nghị cơ quan tố tụng taọ điều kiện cho mình khắc phục hậu quả tối đa.
Sau đó, thông qua 2 lần gặp gia đình, Đỗ Anh Dũng đã nộp đủ để khắc phục toàn bộ hậu quả vụ án, tổng số hơn 8.600 tỷ đồng và thâm chí “thừa khoảng 1 tỷ đồng”.
Theo hồ sơ vụ án, tháng 6/2021, Tân Hoàng Minh có vay nợ lớn, các dự án chưa thể triển khai và thêm ảnh hưởng của Covid nên “khó khăn về tài chính”. Tập đoàn này có dư nợ tín dụng hơn 18.500 tỷ đồng.
Chỉ 6 tháng sau, vào tháng 1/2022, Tân Hoàng Minh tăng dư nợ lên gần 20.000 tỷ đồng, chưa kể các khoản nợ đến từ 8 gói trái phiếu đã phát hành năm 2021.
Trước nhu cầu thanh toán nhiều khoản nợ và có tiền chi tiêu, Đỗ Anh Dũng chỉ đạo cấp dưới tại Tân Hoàng Minh triển khai phát hành các gói trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ nhằm huy động vốn.
Các bị can thống nhất Tân Hoàng Minh sẽ không trực tiếp đứng ra phát hành trái phiếu do có nhiều công ty con, không thể kiểm toán kịp thời. Thay vào đó, 3 công ty con thuộc tập đoàn sẽ tiến hành bán trái phiếu riêng lẻ gồm Công ty Ngôi Sao Việt; Công ty Soleil và Công ty Cung Điện Mùa Đông.
Các công ty con này sau đó mở 9 đợt chào bán trái phiếu riêng lẻ, tổng trị giá hơn 10.000 tỷ đồng. Qua đây, Đỗ Anh Dũng và đồng phạm huy động được gần 14.000 tỷ đồng.
Số tiền huy động được, ông Dũng và đồng phạm chi tiêu vào việc khác nhau, không đúng mục đích phát hành trái phiếu. Cơ quan tố tụng cáo buộc 15 bị can trong vụ chiếm đoạt 8.643 tỷ đồng và hiện số tiền này đã giao nộp để hoàn trả cho các bị hại.
Trong vụ việc, các đơn vị tham gia tư vấn phát hành, đại lý đăng ký và lưu ký số trái phiếu trên gồm Công ty Chứng khoán An Bình; Chứng khoán Bảo Việt; Chứng khoán Everest; Chứng khoán Agriseco; Chứng khoán KIS Việt Nam.
Quá trình phát hành trái phiếu, nhóm doanh nghiệp nghiệp Ngôi Sao Việt, Soleil, Cung Điện Mùa Đông đã ký các hợp đồng cung cấp dịch vụ quản lý tài sản đảm bảo với các ngân hàng Viettinbank Chi nhánh Tây Thăng Long, SHB trung tâm kinh doanh và Vietcombank Chi nhánh Thanh Xuân.
Theo quy định, các ngân hàng phải giám sát mục đích sử dụng tiền có được từ phát hành trái phiếu theo đúng mục đích phát hành. Tuy nhiên, các ngân hàng không thực hiện việc này.
Như Vietcombank Thanh Xuân, nhà băng này cho Tân Hoàng Minh chuyển 1.890 tỷ đồng sang tài khoản của 2 cá nhân nhưng không theo dõi với lý do “không ràng buộc quản lý tài khoản”.
Tuy nhiên, cảnh sát xác định các cá nhân thuộc Vietcombank cũng như SHB, Viettinbank “không có dấu hiệu thông đồng, thỏa thuận với các tổ chức phát hành trái phiếu, chiếm đoạt tiền của nhà đầu tư”. Do vậy, họ không bị xử lý hình sự.
Vì sao hoãn phiên tòa phúc thẩm xét xử “mẹ nữ sinh giao gà” ở Điện Biên?
Như Dân Việt đã thông tin: Sáng 19/3, tại Tòa án Nhân dân tỉnh Điện Biên, Tòa án Nhân dân Cấp cao tại Hà Nội tiến hành phiên phúc thẩm, xem xét đơn kêu oan của bị cáo Trần Thị Hiền (sinh năm 1975, mẹ nữ sinh giao gà ở Điện Biên bị sát hại dịp Tết 2019) và Vì Thị Thu (sinh năm 1982) về tội Mua bán trái phép chất ma túy.
Tại phần xét hỏi thủ tục, bị cáo Trần Thị Hiền tiếp tục kêu oan, đồng thời đề nghị hoãn phiên tòa do vắng tất cả các luật sư bào chữa cho mình (đều đã có đơn xin vắng mặt và đề nghị hoãn phiên tòa) và sức khỏe của bị cáo không đảm bảo. Đại diện Viện Kiểm sát cũng đề nghị Hội đồng xét xử cho hoãn phiên tòa vì lý do không đủ thủ tục.
Tại phiên tòa này, an ninh được thắt chặt.
Sau khi nghe ý kiến của các bị cáo, đại diện Viện Kiểm sát và luật sư được chỉ định bào chữa, Hội đồng xét xử đã hội ý nhanh, Chủ tọa phiên tòa, thẩm phán Nguyễn Vũ Đông không đồng ý với các lý do đề nghị hoãn phiên tòa và vẫn tiến hành phần xét hỏi. Luật sư được chỉ định bào chữa cũng không được tham gia phiên tòa do bị án Trần Thị Hiền không đồng ý cho tham gia bào chữa.
Trong quá trình xét hỏi của Hội đồng xét xử, bị án Trần Thị Hiền liên tục có diễn biến xấu về sức khỏe, bị ngất phải đưa ra kiểm tra y tế. Con gái bị án là Cao Thảo Loan quá bức xúc vì các đề nghị hoãn phiên tòa của mẹ mình do sức khỏe không đảm bảo nên đã gây rối trong phòng xử án, các lực lượng bảo vệ phải dẫn giải ra ngoài, không được tham dự phiên tòa.
Do các điều kiện không đảm bảo, HĐXX đã phải hoãn xử phiên tòa này.
Tại phiên tòa sơ thẩm vào tháng 11/2019, Tòa án Nhân dân tỉnh Điện Biên đã tuyên phạt các bị cáo: Trần Thị Hiền 20 năm tù, Bùi Văn Công 20 năm tù, Vì Thị Thu và Lường Văn Hùng tù chung thân về tội mua bán trái phép chất ma túy; bị cáo Vì Văn Toán cũng tù chung thân về các tội mua bán trái phép chất ma túy và chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy. Tuy nhiên, bị cáo Trần Thị Hiền và Vì Thị Thu đã có đơn kháng cáo lên Tòa án Nhân dân Cấp cao tại Hà Nội.
Phiên phúc thẩm sau đó cũng từng bị hoãn 3 lần vào các ngày 15/6/2020 và 28/1/2021, 14/7/2021 do một số luật sư vắng mặt.
Phiên phúc thẩm diễn ra tháng 5/2022, Tòa án Nhân dân Cấp cao tại Hà Nội, hội đồng xét xử nhận định có nhiều tình tiết chưa được sáng tỏ. Do đó quyết định hủy một phần bản án sơ thẩm, hủy toàn bộ những nội dung liên quan đến Trần Thị Hiền để điều tra, xét xử lại. Đối với bị cáo Vì Thị Thu thì tòa phúc thẩm bác kháng cáo, giữ nguyên án chung thân.
Tuy nhiên đến tháng 9/2023, Hội đồng thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao ra quyết định Giám đốc thẩm vụ án và tuyên hủy bản án phúc thẩm của Tòa án Nhân dân Cấp cao tại Hà Nội. Đồng thời yêu cầu xét xử phúc thẩm lại vụ án.
Tin An Ninh Hinh Su
Nguồn: Sưu tầm