January 23, 2025

Viện Kiểm sát: Trương Mỹ Lan với vai trò cầm đầu, không ăn năn, hối cải, cần loại trừ ra khỏi đời sống xã hội

[lastupdated] - Lượt Views:

  • NSND Tống Toàn Thắng: “Thưởng Tết ở Liên đoàn Xiếc tăng cao”
  • Danh ca Thanh Tuyền từng “phán” một câu về tương lai của Hoài Linh và điều đó đã ứng nghiệm
  • Hé lộ nỗi buồn lớn nhất của Thương Tín và điều muốn thực hiện với mẹ ngoài 90 tuổi dịp Tết

  • Viện Kiểm sát: Trương Mỹ Lan với vai trò cầm đầu, không ăn năn, hối cải, cần loại trừ ra khỏi đời sống xã hội- Ảnh 1.

    Bị cáo Trương Mỹ Lan – Chủ tịch tập đoàn Vạn Thịnh Phát. Ảnh: Lê Giang

    Hôm nay (19/3), TAND TP.HCM tiếp tục tổ chức xét xử các bị cáo trong vụ Vạn Thịnh Phát, phiên tòa bước vào phần luận tội đối với các bị cáo.

    Theo Viện Kiểm sát nhân dân TP.HCM, bị cáo Trương Mỹ Lan, Chủ tịch Vạn Thịnh Phát có nhiều tình tiết giảm nhẹ như phạm tội lần đầu, có nhân thân tốt, tích cực tham gia các hoạt động từ thiện, phòng chống dịch, đóng góp cho cộng đồng.

    Tuy nhiên Viện Kiểm sát cho rằng bị cáo Lan có vai trò chủ mưu, cầm đầu nhưng không thừa nhận hành vi phạm tội của mình, ngoan cố, đổ lỗi cho nhân viên cấp dưới, không ăn năn hối cải.

    Bị cáo thực hiện hành vi phạm tội với thủ đoạn tinh vi, gây thiệt hại số tiền đặc biệt. Từ đó đại diện Viện kiểm sát cho rằng cần loại trừ bị cáo Trương Mỹ Lan ra khỏi đời sống xã hội vĩnh viễn.

    Đại diện Viện Kiểm sát nhân dân TP.HCM cũng cho rằng, bị cáo Trương Mỹ Lan có vai trò chủ mưu, cầm đầu. Từ ngày 1/1/2012 đến ngày 31/12/2017, bị cáo Trương Mỹ Lan đã chỉ đạo lập khống 368 hồ sơ vay vốn để rút tiền của Ngân hàng SCB sử dụng vào các mục đích khác nhau, đến ngày 17-10-2022 còn dư nợ 132.000 tỷ đồng, không có khả năng thu hồi.

    Hành vi trên của bị cáo Trương Mỹ Lan đã gây hậu quả thiệt hại cho Ngân hàng SCB số tiền 64.600 tỷ đồng, đã phạm vào tội vi phạm quy định cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.

    Từ ngày 9/2/2018 đến ngày 7/10/2022, Trương Mỹ Lan đã chỉ đạo lập khống 916 hồ sơ vay vốn, chiếm đoạt của Ngân hàng SCB số tiền 304.000 tỷ đồng, gây thiệt hại số tiền 129.000 tỷ đồng lãi phát sinh. Hành vi này của bị cáo Lan đã phạm vào tội tham ô tài sản.

    Viện Kiểm sát cũng xác định, từ năm 2011, bà Lan đã thâu tóm 3 ngân hàng tư nhân để hợp nhất thành Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) và lợi dụng hoạt động của ngân hàng để huy động vốn, phục vụ kinh doanh cá nhân. Bị cáo Trương Mỹ Lan sử dụng SCB như một công ty tài chính để cấp vốn cho hệ sinh thái của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.

    Với việc sở hữu 91,5% cổ phần của SCB thông qua nhiều cá nhân, bà Trương Mỹ Lan đã chỉ đạo lãnh đạo ngân hàng cùng cán bộ chủ chốt ở Vạn Thịnh Phát rút tiền của SBC bằng hình thức lập các hồ sơ vay khống, có khi chỉ đạo rút tiền trước, hoàn thiện hồ sơ sau.

    Trong 10 năm liên tiếp (từ 2012 đến 2022), SCB đã giải ngân cho nhóm của bị cáo Trương Mỹ Lan hơn 2.500 khoản vay với tổng số tiền hơn 1.066.000 tỷ đồng, chiếm 93% số tiền cho vay của ngân hàng, 7% còn lại là nhóm khách hàng thông thường.

    Đến năm 2022, nhóm của bị cáo Trương Mỹ Lan còn gần 1.300 khoản vay, dư nợ tại SCB hơn 677.000 tỷ đồng (483.000 tỷ đồng dư nợ gốc, 193.000 tỷ tiền lãi), nằm trong nhóm không có khả năng thu hồi.

    Cơ quan tố tụng xác định, để hợp thức hóa việc rút tiền và tránh bị phát hiện sai phạm, Trương Mỹ Lan đã chỉ đạo cán bộ ở SCB chuyển tiền giải ngân vào các công ty ma, sau đó thực hiện rút tiền mặt nhằm cắt đứt dòng tiền.


    Tin An Ninh Hinh Su
    Nguồn: Sưu tầm