January 23, 2025

Trong 108 anh hùng Lương Sơn Bạc, chỉ 4 người kết thúc có hậu: Người thứ 2 viên mãn nhất

[lastupdated] - Lượt Views:

  • Vụ shipper bị đánh tử vong: Chủ căn nhà mà người phụ nữ thuê để buôn bán bị ném chất bẩn
  • Tạm hoãn xét xử vụ tranh chấp đất đai khiến hai cha con trong một gia đình phải hầu tòa ở Long An
  • Bắt Đậu Thị Tâm ở Hà Nội vì lợi dụng quyền tự do dân chủ

  • Tây Du Ký, Hồng Lâu Mộng, Tam Quốc Diễn Nghĩa, Thủy Hử được mệnh danh là “Tứ đại danh tác” của văn học Trung Quốc.

    Trong số đó, Thủy Hử của nhà văn Thi Nại Am viết về 108 anh hùng tụ nghĩa tại Lương Sơn Bạc rồi cùng nhau chiến đấu chống lại áp bức, bóc lột của triều đình nhà Tống. Tống Giang, Võ Tòng đều là hai trong số ít nhân vật được Thi Nại Am lấy từ nguyên mẫu có thật ngoài đời.

    Trong lịch sử thực tế, cuộc nổi dậy của thủ lĩnh Tống Giang và các anh hùng khác không kịch tính như trong truyện. Nhưng cả sử sách và tiểu thuyết đều có một điểm giống nhau: Đó là những anh hùng tham gia cuộc nổi dậy về cơ bản đều không có cái kết tốt đẹp.

    Truyện kể rằng, có 108 anh hùng hảo hán trên núi Lương Sơn, mỗi người trong số họ đều sở hữu những kỹ năng riêng biệt. Có người võ công cực kỳ cao cường, có người tài trí hơn người, lại có người sức khỏe vô địch thiên hạ. Dẫu vậy, phần lớn những anh hùng này đều tử trận, chết vì bệnh tật hoặc bị đầu độc.

    Ít ra, cũng có 4 anh hùng Lương Sơn Bạc này có kết cục tốt đẹp hơn. Họ là ai?

    1. Lý Tuấn

    Trong Thủy Hử, Lý Tuấn được mệnh danh là Hỗn Giang Long (Rồng quấy sông). Sau khi gia nhập Lương Sơn Bạc, Lý Tuấn là đầu lĩnh xếp thứ 26, nắm trong tay chức Thủy quân đầu lĩnh.

    Trước khi tụ nghĩa cùng các anh hùng hảo hán, Lý Tuấn vốn sẵn là người võ nghệ cao cường và bơi lội cực giỏi, quen thuộc sông nước. Cùng với Lý Lập, anh em Đồng Uy, Đồng Mãnh, Lý Tuấn lập băng cướp, hành nghề tại núi Yết Dương.

    Chính tại núi Yết Dương, Lý Tuấn đã có cơ duyên gặp gỡ và giải cứu Tống Giang khỏi quân triều đình, sau đó lên núi, cùng các anh hùng hảo hán chiến đấu cho chính nghĩa. Trong số các trận đánh tạo nên tên tuổi của Lý Tuấn, không thể không nhắc đến trận đánh thành Thái Nguyên và trận đánh thành Tô Châu.

    Trong 108 anh hùng Lương Sơn Bạc, chỉ 4 người kết thúc có hậu: Người thứ 2 viên mãn nhất - Ảnh 1.

    Nhờ Hỗn Giang Long Lý Tuấn mà Lương Sơn Bạc đã thắng trận tưng bừng trước quân Phương Lạp trong trận đánh thành Thái Nguyên (thuộc Sơn Tây, Trung Quốc ngày nay). Nhờ khả năng bơi lội và sức khỏe phi thường, Lý Tuấn cùng các anh hùng khác đã lợi dụng mưa lũ, tháo nước ở sông Tấn Thủy khiến thành Thái Nguyên chìm trong biển nước.

    Trong trận đánh thành Tô Châu – trận chiến cuối cùng giữa Lương Sơn Bạc với Phương Lạp, Lý Tuấn cùng anh em Đồng Uy, Đồng Mãnh ẩn thân làm gián điệp, góp phần lớn công sức cho các đầu lĩnh Lương Sơn Bạc hạ thành Tô Châu, chấm dứt chiến dịch bình Phương Lạp trong khúc ca khải hoàn.

    Lý Tuấn là một trong số ít các đầu lĩnh Lương Sơn Bạc sống sót trở về sau hàng loạt trận đánh lớn nhỏ với quân Phương Lạp. Vì muốn ngao du thiên hạ, sống một đời an nhàn sau những năm chinh chiến, Lý Tuấn cùng Đồng Mãnh, Đồng Uy căng buồm ra khơi, xuôi dòng về Xiêm La (Thái Lan ngày nay) và trở thành Hoàng đế Xiêm La.

    2. Công Tôn Thắng

    Trong Thủy Hử, Công Tôn Thắng có biệt danh là Nhập Vân Long (Rồng luồn mây). Công Tôn Thắng được nhận định là người tài trí hơn người, thông minh bậc nhất trong số 108 anh hùng Lương Sơn Bạc nên được bổ nhiệm là chiến lược gia hàng đầu.

    Không những thông minh, Công Tôn Thắng còn c ó võ nghệ cao cường và tài phép biến hóa khôn lường. Ông được Thi Nại Am mô tả là “bậc thầy phép thuật Đạo giáo”, có thể hô mưa, gọi gió.

    Trong 108 anh hùng Lương Sơn Bạc, chỉ 4 người kết thúc có hậu: Người thứ 2 viên mãn nhất - Ảnh 2.

    Có thể nói, Công Tôn Thắng là nhân vật có cái kết viên mãn nhất trong số 108 anh hùng Lương Sơn Bạc. Bởi, người này sớm “tiên đoán” được việc Tống Giang quy thuận triều đình (do mang nặng tư tưởng trung quân ái quốc) khiến anh hùng Lương Sơn khốn đốn, nên đã lựa chọn cách rời khỏi nghĩa quân Lương Sơn sớm.

    Công Tôn Thắng sau đó về quê chăm sóc mẹ, sống cuộc đời an nhàn, thanh tịnh, uống rượu ngâm thơ mỗi ngày. Về sau, người này chuyên tâm nghiên cứu Đạo giáo và được mệnh danh là “Thần sống”.

    3. Yến Thanh

    Yến Thanh là một nhân vật có thật trong lịch sử, nổi tiếng với môn võ Yến Thanh quyền. Cảm mến trước tài năng võ nghệ và vẻ ngoài khôi ngôi, tuấn tú của Yến Thanh, Thi Nại Am đã đưa nhân vật này vào làm anh hùng hảo hán Lương Sơn Bạc.

    Đó cũng là lý do Yến Thanh có biệt danh là “Lãng Tử” trong Thủy Hử. Yến Thanh trong truyện có tài dùng nỏ, phi tiêu và là mọt trong 10 đầu lĩnh đánh bộ của Lương Sơn Bạc. Sau khi gia nhập Lương Sơn Bạc, “Lãng tử” Yến Thanh xếp thứ 36.

    Trong 108 anh hùng Lương Sơn Bạc, chỉ 4 người kết thúc có hậu: Người thứ 2 viên mãn nhất - Ảnh 3.

    Được Lư Tuấn Nghĩa (một trong Tam kiệt Hà Bắc, võ nghệ siêu cao cường, đừng thứ 2 trong 108 anh hùng Lương Sơn Bạc) nhận nuôi năm 13 tuổi, Yến Thanh sớm được học võ công của chủ nhân.

    Sau khi cùng Lư Tuấn Nghĩa lên Lương Sơn tụ nghĩa, Yến Thanh kết thân với Lý Quỳ và liên tiếp lập được nhiều công trạng khi Lương Sơn lên đường bình Phương Lạp.

    Thắng trận trở về, Yến Thanh một mực xin Tống Giang lui về ở ẩn. Về sau, chàng “Lãng tử” sống cuộc đời yên bình giữa chốn rừng núi.

    4. Lỗ Trí Thâm

    Dưới ngòi bút của Thi Nại Am, Lỗ trí Thâm là người có thân hình to lớn, cường tráng. Sau khi kết bạn cùng Lâm Xung, cả hai cùng lên Lương Sơn Bạc, hội ngộ cùng các anh hùng hảo hán khác.

    Trong 108 anh hùng Lương Sơn Bạc, chỉ 4 người kết thúc có hậu: Người thứ 2 viên mãn nhất - Ảnh 4.

    Nửa đầu cuộc đời, Lỗ Trí Thâm là một vị tướng quân hết lòng vì nghĩa. Tên tuổi của Lỗ Trí Thâm nổi tiếng khắp thiên hạ vì bất kể khi nào gặp chuyện bất bình, người này sẽ ra tay cứu giúp.

    Sau này vì bênh vực một người phụ nữ yếu đuối nên đã đánh Trấn Quan Tây Trịnh Đồ ba quyền đến chết, khiến bản thân lâm nguy, bị truy nã rồi có duyên với nhà chùa sau đó.

    Lỗ Trí Thâm lên núi Ngũ Đài sơn, làm môn đệ của Trí Chân. Đó là lý do người này có biệt danh Hoa Hòa thượng trong Thủy Hử. Về sau, Lỗ Trí Thâm viên tịch khi đang ngồi thiền tại chùa.

    Tham khảo: QQ, iFeng, 163

    Kenh14.vn – Trang chủ – RSS Feed