January 24, 2025

“Hãy để thơ ca mang khát vọng về cái đẹp và tự do đến mọi số phận trên đất nước này”

[lastupdated] - Lượt Views:

  • Công an Hà Nội bác bỏ thông tin CSGT giữ xe người vi phạm đi cấp cứu
  • NSND Hồng Vân ám chỉ một nghệ sĩ lúc nào cũng nghĩ mình giỏi nhưng chưa gặp thời, hận cuộc sống
  • Những lời chúc đầu Xuân 2025 hay và ý nghĩa nhất do bạn đọc Báo Dân Việt viết tặng

  • Các nhà thơ mang tới bản tuyên ngôn về cái đẹp và tự do của mỗi cá nhân, của mỗi dân tộc

    Đến dự đêm thơ có đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; đồng chí Trần Thanh Lâm, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương và đông đảo các nhà thơ, nhà văn, người yêu thơ ở mọi miền đất nước.

    Đêm thơ Nguyên Tiêu mở đầu bằng bài thơ “Rằm tháng Giêng” của Chủ tịch Hồ Chí Minh qua giọng ngâm của NSND Thúy Mùi, mang lại nhiều cảm xúc cho khán giả đến tham dự chương trình. 

    "Hãy để thơ ca mang khát vọng về cái đẹp và tự do đến mọi số phận trên đất nước này"- Ảnh 1.

    Nhà thơ Kiều Maily (dân tộc Chăm) tặng hoa đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương. (Ảnh: Huyền Chi)

    Tiếp đó, tại phần khai mạc đêm thơ, thay mặt BTC, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam phát biểu khẳng định: “Có một dân tộc nhỏ bé và khiêm nhường trên thế giới rộng lớn mang tên Việt Nam, nhưng đó là một dân tộc cần cù trong lao động, khát vọng trong sáng tạo, một dân tộc đầy lòng kiêu hãnh, một dân tộc khao khát tự do và đã dâng hiến cho tự do bằng cả máu. Đó cũng là một dân tộc Việt Nam đã làm nên một nền văn hóa lâu đời, kỳ vĩ, và thơ ca chính là một trong những vẻ đẹp huyền diệu góp phần làm nên nền văn hóa ấy. Các nhà thơ có mặt trong đêm thơ “Bản hòa âm đất nước” – đại diện cho 54 dân tộc trên dải đất hình chữ S. Họ mang đến bản tuyên ngôn về cái đẹp và tự do của mỗi cá nhân, của mỗi dân tộc”.

    Theo nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, trong đêm thơ Rằm tháng Giêng lần thứ 22, gió rét và mưa bay như một thách thức của thi ca nhưng với dân tộc Việt Nam, càng trong thách thức, khổ đau và mất mát, những “đóa hoa” của trái tim, của mỗi gương mặt được mở ra, như những trái tim đang đập trong đêm nay tại Hoàng thành Thăng Long thiêng liêng và kỳ vĩ. Đó chính là bản chất của dân tộc Việt Nam và khiến cho dân tộc Việt Nam trở thành cái tên khác biệt trong toàn bộ lịch sử thế giới.

    “Hãy để thơ ca ngự trị mãi trong đời sống tinh thần của người Việt. Hãy để thơ ca mang khát vọng về cái đẹp và tự do đến mọi số phận ở mọi miền đất nước của xứ sở yêu thương, kỳ vĩ, bất khuất và đầy kiêu hãnh này. Xin các nhà thơ hãy cùng nhau cất lên “Bản hòa âm đất nước”, xin những người yêu thơ ca hãy bước đến để đón nhận, hưởng thụ bằng vòng tay, trái tim và lương tri của mình vẻ đẹp của dân tộc mà một trong những vẻ đẹp đó là thi ca”, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều nhấn mạnh.

    "Hãy để thơ ca mang khát vọng về cái đẹp và tự do đến mọi số phận trên đất nước này"- Ảnh 2.

    Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều – Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam phát biểu tại đêm thơ Nguyên tiêu. (Ảnh: Huyền Chi)

    Bản sắc dân tộc trong Đêm thơ Nguyên tiêu lần thứ 22

    Đêm thơ Nguyên Tiêu lần thứ 22 trong khuôn khổ Ngày Thơ Việt Nam bao gồm 4 phần: Trình diễn và đọc thơ của các tác giả khu vực phía Bắc; Các nhà thơ quốc tế tham gia giao lưu và đọc thơ; Trình diễn và đọc thơ của các tác giả khu vực miền Trung – Tây Nguyên và miền Nam; Những dư âm còn mãi.

    Tại chương 1 “Thơ và tác giả dân tộc vùng núi phía Bắc”, nhà thơ Nguyễn Minh Cường mang đến sân khấu bài thơ “Người Tân Trào” (tác giả Nông Quốc Chấn), nhà thơ Pờ Sảo Mìn (dân tộc Pa Dí) trình bày bài thơ “Con trai người Pa Dí”. Trong khi đó, ở chương 2 “Thơ và các tác giả dân tộc miền Bắc”, nhà thơ Nguyễn Phúc Lộc Thành – gương mặt nổi bật của thi ca trong năm qua trình bày bài thơ “Giấc mơ sông Thương”, nhà thơ Bùi Tuyết Mai (dân tộc Mường) trình bày bài thơ “Khúc hát mùa xuân”…

    "Hãy để thơ ca mang khát vọng về cái đẹp và tự do đến mọi số phận trên đất nước này"- Ảnh 3.

    Nhà thơ Nguyễn Minh Cường đọc bài thơ “Người Tân Trào”. (Ảnh: Như Trang)

    Ở phần “Thơ và tác giả quốc tế”, chương trình có sự góp mặt của nhà thơ Jeon-Min (Hàn Quốc) với bài thơ “Có một Vịnh Hạ Long trong lòng Hà Nội”, nhà thơ Bành Thế Đoàn (Trung Quốc) trình bày bài thơ “Chuyến đi Việt Bắc”… Cả hai đều mang tới khán giả những cảm xúc đặc biệt, khi có cái nhìn đặc sắc, đầy yêu mến dành cho những cảnh sắc Việt Nam.

    Trong chương 4 “Thơ và tác giả miền Trung và Nam Trung bộ”, nhà thơ Nguyễn Quang Hưng trình bày đoạn trích trường ca “Đẻ đất đẻ nước” (sử thi dân tộc Mường), nhà thơ Kiều Maily (dân tộc Chăm) trình bày bài thơ “Hồn du mục”… Tại chương 5, các nhà thơ Nam bộ và Tây Nguyên cũng mang tới sân khấu những nét độc đáo của dân tộc mình, với các tác phẩm thi ca vừa phóng khoáng, vừa yêu đời, vừa tràn lòng mến khách.

    Nhìn chung, Đêm thơ Nguyên Tiêu năm nay kết hợp hài hòa, cân đối các yếu tố sân khấu trong trình diễn thơ, tại đó hiệu ứng âm nhạc, diễn xướng, âm thanh, ánh sáng, trang phục mang nhiều sáng tạo. Chương trình cũng có những nỗ lực trong việc mang các yếu tố văn hóa của 54 dân tộc lên sân khấu, một lần nữa khẳng định tinh thần đoàn kết, sự gắn kết của người Việt ở mọi lĩnh vực, trong đó có thi ca, nghệ thuật. Điều đáng tiếc còn lại có lẽ là ở khâu quảng bá, khi Đêm thơ Nguyên tiêu chưa tiếp cận nhiều khán giả yêu thơ tới xem trực tiếp, lượt xem chương trình phát sóng trực tiếp trên mạng xã hội có phần thưa thớt, những hình ảnh về chương trình cũng không được lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng.

    Văn hóa – Giải trí | danviet.vn