January 23, 2025

Bà mẹ 38 tuổi qua đời, để lại 2 đứa con thơ: Đây là kiểu phụ huynh tưởng yêu thương con nhưng thực ra đang “hại mình, hại người”

[lastupdated] - Lượt Views:

  • Công an bắt 2 vụ vận chuyển 27.100 gói thuốc lá ngoại nhập lậu ở Long An
  • Nghệ sĩ Nhân dân và Nghệ sĩ Ưu tú cùng tên có sự nghiệp thành công, cuộc sống viên mãn
  • Song Hye Kyo dành 6 tháng tập hút thuốc

  • Dạy con làm bài tập về nhà đã trở thành nỗi đau đầu lớn nhất của các bậc cha mẹ. Trên các diễn đàn, chủ đề kèm con học luôn rôm rả, bao nhiêu tình huống dở khóc dở cười khi chia sẻ luôn nhận được sự đồng cảm sâu sắc từ những vị phụ huynh khác. Dù đã ngàn lần luôn tự nhắc mình phải hít thở sâu, bình tĩnh khi dạy con học nhưng đôi khi dạy mãi không hiểu, tụi nhỏ lơ là là người lớn như mất hết năng lượng, lại nổi điên với con. Thậm chí, không hiếm trường hợp vì kèm con học mà cha mẹ “lên cơn”, ảnh hưởng sức khỏe, cả nguy hiểm tính mạng.

    Bà mẹ 38 tuổi qua đời, để lại 2 đứa con thơ: Đây là kiểu phụ huynh tưởng yêu thương con nhưng thực ra đang hại mình, hại người - Ảnh 1.

    Ảnh minh họa

    Mới đây, một bà mẹ 38 tuổi ở Trung Quốc đột ngột qua đời vì xuất huyết não khi đang dạy con trai lớn làm bài tập về nhà lúc 4 giờ sáng. Cô để lại hai đứa con, đứa thứ hai mới hơn một tuổi. Trước khi qua đời, người mẹ chắc hẳn hoàn toàn mất kiểm soát, đã xé sách bài tập và sách giáo khoa của con mình.

    Được biết, đêm trước khi xảy ra sự việc, sau khi cho con trai thứ hai đi ngủ, cô giúp con trai lớn làm bài tập. Sau một ngày mệt mỏi, muốn đi ngủ sớm nhưng vẫn phải cố gắng giúp con, lại thấy con quá chậm chạp, mãi không hiểu bài, bà mẹ khóc lóc, mắng mỏ và liên tục tát con và chính mình. Khi cơn giận lên đến đỉnh điểm, cô ngã quỵ xuống rồi không bao giờ tỉnh lại nữa.

    Vụ việc này phản ánh nhiều vấn đề xã hội và cũng là hình ảnh thu nhỏ của nhiều gia đình. Điều mà cư dân mạng nghĩ đến nhiều nhất là cha của hai đứa trẻ ở đâu? Tại sao không chia sẻ gánh nặng giáo dục và nuôi dưỡng với người vợ?

    Một số người còn đặt câu hỏi, bài tập về nhà phải nhiều đến như thế nào mới làm đến 4 giờ sáng? Thức khuya, tức giận rất có hại cho cơ thể, bài tập về nhà dù quan trọng đến đâu cũng không quan trọng bằng sức khỏe thể chất. Hơn nữa, không chỉ bản thân học sinh thức khuya mà cả phụ huynh cũng thức khuya, tấm bằng đại học phải trả giá bằng sức khỏe hay thậm chí là mạng sống có ý nghĩa gì không?

    Làm cha mẹ, hãy cố gắng nới lỏng sự kiểm soát và chỉ giúp nếu con cần

    Hiện nay, trách nhiệm giáo dục gia đình chủ yếu do người mẹ đảm nhận, chỉ một số ít ông bố tham gia đầy đủ vào việc học tập và cuộc sống của con. Điều này có thể không hẳn là do bố bận công việc, không có thời gian mà có thể là do họ lười quan tâm đến việc đó. Họ cảm thấy việc nhà và chăm sóc con đều là của vợ.

    Lo lắng con mình không có chỗ đứng trong xã hội, nhiều bà mẹ dù mệt mỏi cũng không dám lơ là việc học của con. Ngoài việc học ở lớp, họ sẽ giao thêm nhiệm vụ học tập cho con và đăng ký các lớp học sở thích, lớp nâng cao năng lực.

    Ngoài bài tập về nhà ở trường, bài tập về nhà của các lớp học thêm cũng phải hoàn thành, học sinh phải chịu áp lực rất lớn. Nhưng chúng ta cũng không nên coi thường áp lực của phụ huynh. Chi phí giáo dục đã trở thành khoản chi lớn trong gia đình, các bậc phụ huynh cũng hy vọng khoản đầu tư của mình sẽ không vô ích nên chỉ có thể đặt hết hy vọng vào con cái. Nếu điểm số con cái không cải thiện, thậm chí không thể hoàn thành tốt bài tập về nhà, họ sẽ cảm thấy đặc biệt thất vọng, thậm chí tuyệt vọng.

    Các chuyên gia tâm lý đã khuyên các bậc cha mẹ nên rèn luyện sự cân bằng cảm xúc khi dạy học cho con. Giúp đỡ con học tập là tốt nhưng việc ép buộc con trong học tập đôi khi có thể gây ra những áp lực khiến trẻ càng khó học hơn.

    Chuyên gia tâm lý Florence Huang ở Hồng Kông (Trung Quốc) cho rằng cha mẹ nên học cách kiểm soát cảm xúc khi dạy con. “Khi tình trạng tức giận ở nhà kéo dài, sự tự tin của trẻ có thể bị ảnh hưởng, dẫn đến việc hay tự trách, cảm thấy nhút nhát, bị làm bẽ mặt và bơ vơ”, theo bà Huang.

    Theo kết quả từ nghiên cứu, bố mẹ càng can thiệp vào việc làm bài tập về nhà của con, trẻ càng mất niềm cảm hứng học tập. Những đứa trẻ có bố mẹ ngồi kè kè bên cạnh và nói cho con phải làm như thế nào, kiểm soát từng hành động và thậm chí làm bài tập hộ con sẽ là những đứa trẻ có động lực học kém nhất. Ngược lại, những đứa trẻ không bị bố mẹ thúc ép, yêu cầu phải làm gì sẽ có niềm khao khát học điều mới lạ.

    Giáo dục tại nhà không phải là lấy cha mẹ làm giáo viên. Vai trò của cha mẹ cần được thể hiện nhiều hơn trong việc dạy dỗ bằng lời nói, việc làm và tạo không khí học tập tốt cho con. Không cần phải dạy kèm hay giám sát bài tập về nhà, chỉ cần phụ huynh chủ động đặt điện thoại di động xuống và tắt TV, trong khi con đang làm bài tập thì cha mẹ cũng làm việc hoặc đọc sách và học tập. Đây chính là môi trường tốt nhất để con có động lực học tập.

    Kenh14.vn – Trang chủ – RSS Feed