January 23, 2025

Vụ VĐV thể dục dụng cụ tố bị ăn chặn: Cục Thể dục thể thao bị phê bình vì chậm báo cáo bộ

[lastupdated] - Lượt Views:

  • Tạm hoãn xét xử vụ tranh chấp đất đai khiến hai cha con trong một gia đình phải hầu tòa ở Long An
  • Bắt Đậu Thị Tâm ở Hà Nội vì lợi dụng quyền tự do dân chủ
  • Công an bắt 2 vụ vận chuyển 27.100 gói thuốc lá ngoại nhập lậu ở Long An

  • Cục Thể dục thể thao bị phê bình do chưa hoàn thành báo cáo bộ vụ VĐV Phạm Như Phương - Ảnh: HOÀNG TÙNG

    Cục Thể dục thể thao bị phê bình do chưa hoàn thành báo cáo bộ vụ VĐV Phạm Như Phương – Ảnh: HOÀNG TÙNG

    Ngày 1-2, Cục Thể dục thể thao đã có cuộc gặp gỡ báo chí nhân dịp cuối năm. Tại cuộc họp, ông Đặng Hà Việt – cục trưởng Cục Thể dục thể thao – cho biết Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có văn bản nhắc nhở cục, vì chậm gửi báo cáo về vụ việc ở đội tuyển thể dục dụng cụ quốc gia. 

    Theo yêu cầu của bộ trưởng, ngày 25-1 phải có báo cáo lên bộ nhưng đến nay Cục Thể dục thể thao vẫn chưa làm xong.

    Lý do bởi sự việc phức tạp, liên quan đến hơn 40 VĐV, HLV trong suốt 3 năm tập huấn tại Trung tâm Huấn luyện thể thao quốc gia Hà Nội (Nhổn). Vì khối lượng công việc đồ sộ từ số người liên quan, số ngày công chấm đi tập hay không… nên đòi hỏi rất nhiều thời gian để giải trình, rà soát, đối chiếu. Hai tuần qua, lãnh đạo Cục Thể dục thể thao, các phòng, ban, bộ môn thường xuyên phải làm việc đến 20h-21h tối để triển khai công việc.

    Ông Việt cho biết Cục Thể dục thể thao phải nhận phê bình do chưa báo cáo bộ đúng tiến độ. Dù vậy do liên quan đến yếu tố con người nên phải làm hết sức cẩn trọng. “Quan điểm của Cục Thể dục thể thao là sẽ xử lý nghiêm, đảm bảo tính răn đe nếu có sai phạm tại đội tuyển thể dục dụng cụ quốc gia. Mục tiêu đảm bảo sự trong sạch của thể thao Việt Nam. Trước đó sự việc ở môn bóng bàn cục cũng đã xử lý quyết liệt với tinh thần như vậy”, ông Đặng Hà Việt nói.

    Trước đó, VĐV Phạm Như Phương (đội tuyển thể dục dụng cụ nữ) đã bị cho ra khỏi đội tuyển quốc gia tập trung năm 2024. Lý do bởi cô tự ý đi Mỹ mà chưa có giấy chấp thuận của cấp có thẩm quyền. Ngoài ra, do không có mặt tại Việt Nam, không kiểm tra được phong độ nên việc Như Phương bị loại khỏi đội tuyển được cho là đúng quy trình.

    Sau khi bị loại khỏi đội, Như Phương lên tiếng “tố” nhiều tiêu cực tại đội tuyển như: VĐV phải nộp lại 10% tiền thưởng huy chương cho HLV để đưa vào quỹ đội; VĐV không đi tập ngày lễ, chủ nhật vẫn được chấm công và nhận lương. Sau đó VĐV được giữ 50%, 50% đưa lại cho HLV…

    Thông tin này đã gây xôn xao dư luận suốt những tuần qua. Ông Nguyễn Văn Hùng – bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch – đã có văn bản chỉ đạo rà soát, xử lý nghiêm khắc nếu có sai phạm tại đội thể dục dụng cụ.

    Đội tiếp sức điền kinh 4 x 400m nữ được hy vọng có thể giành vé đến Olympic Paris 2024 - Ảnh: NAM TRẦN

    Đội tiếp sức điền kinh 4 x 400m nữ được hy vọng có thể giành vé đến Olympic Paris 2024 – Ảnh: NAM TRẦN

    Ngành thể thao hạ chỉ tiêu tại Olympic Paris 2024

    Nhiệm vụ trọng tâm của thể thao Việt Nam trong năm 2024 là Olympic Paris. Mục tiêu của đoàn là giành từ 12-15 vé tham dự Olympic, phấn đấu có huy chương.

    Hiện đã có 4 VĐV Việt Nam giành vé đến thế vận hội. Các bộ môn đang tích cực chuẩn bị cho các VĐV trọng điểm đi thi đấu các giải vòng loại Olympic, với hy vọng giành thêm nhiều vé.

    Ông Đặng Hà Việt cho biết nếu nói về con số thì chỉ tiêu giành vé đến Olympic của thể thao Việt Nam bị giảm. Trước đó từng có đại hội đoàn thể thao Việt Nam có 23 VĐV đoạt vé, tại Olympic Tokyo có 18 VĐV đến thế vận hội. Trong khi đó tại Paris 2024 chỉ tiêu chỉ là từ 12-15 VĐV đoạt vé đến Olympic.

    Ngành thể thao luôn nhìn thẳng vào sự thật để thấy được bất cập trong quá trình đầu tư, hoạch định chính sách nhằm có điều chỉnh. Mục tiêu của thể thao Việt Nam là tập trung và vươn lên ở đấu trường Asiad, Olympic, ông Việt nhấn mạnh.

    Tuổi Trẻ Online – Thể thao – RSS Feed