January 23, 2025

Xử vụ Việt Á: Phản ứng của cựu Bộ trưởng trước cuộc gọi từ “người có quan hệ cá nhân với lãnh đạo cấp cao”

[lastupdated] - Lượt Views:

  • Danh ca Thanh Tuyền từng “phán” một câu về tương lai của Hoài Linh và điều đó đã ứng nghiệm
  • Hé lộ nỗi buồn lớn nhất của Thương Tín và điều muốn thực hiện với mẹ ngoài 90 tuổi dịp Tết
  • Một Di tích lịch sử được xếp hạng ở Hải Phòng bị mất 17 hiện vật

  • Sáng 3/1, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa xét xử sơ thẩm đại án Việt Á. Trong vụ án này có 38 bị cáo bị truy tố về các tội: Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng; vi phạm quy định về quản lý tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí; đưa hối lộ; nhận hối lộ; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ; lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi.

    Ông Nguyễn Thanh Long được dẫn giải tới tòa phiên sơ thẩm vụ Việt Á. Clip PV

    Trong đại án Việt Á, có 2 bị cáo bị truy tố về tội “Lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi” theo khoản 3, Điều 366 Bộ luật Hình sự.

    2 người này là Nguyễn Thị Thanh Thủy – cựu chuyên viên Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam và Nguyễn Bạch Thùy Linh – Giám đốc Công ty SNB Holdings.

    Cơ quan truy tố cáo buộc, sau khi biết Công ty Việt Á được cấp số đăng ký lưu hành tạm thời test xét nghiệm Covid-19, do có mối quan hệ quen biết từ trước nên ngày 18 và 20/3/2020, Nguyễn Thị Thanh Thủy cùng Nguyễn Bạch Thùy Linh chủ động gặp, thỏa thuận, thống nhất với Phan Quốc Việt – Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty Việt Á và Vũ Đình Hiệp – Phó Tổng Giám đốc Công ty Việt Á.

    Theo đó, thỏa thuận Công ty Việt Á giao Thuỷ, thông qua Công ty Giang San (Linh và chồng là ông Ngô Mê Giang đứng tên chủ sở hữu) là đại lý cấp 1, độc quyền xuất khẩu test xét nghiệm do Công ty Việt Á sản xuất.

    Xử vụ Việt Á: Phản ứng của cựu Bộ trưởng trước cuộc gọi từ "người có quan hệ cá nhân với lãnh đạo cấp cao"- Ảnh 1.

    Là chuyên viên Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam nhưng Nguyễn Thị Thanh Thủy (phải) có thể tác động được ông Nguyễn Thanh Long để ông này đến dự buổi trao kit xét nghiệm Covid-19. Ảnh: Bộ Công an

    Do Công ty Việt Á chưa được cấp số đăng ký lưu hành chính thức, chưa đủ điều kiện xuất khẩu test xét nghiệm nên Việt thỏa thuận và chấp nhận chi 40% giá trị test xét nghiệm được xuất khẩu cho Thuỷ.

    Phan Quốc Việt chấp nhận việc trên vì biết Thủy có mối quan hệ cá nhân với lãnh đạo cấp cao trong Chính phủ, có thể can thiệp, tác động giúp Công ty Việt Á thuận lợi trong việc được cấp số đăng ký lưu hành chính thức, cấp chứng chỉ CE, CFS, đủ điều kiện xuất khẩu test xét nghiệm Covid-19.

    Cáo trạng thể hiện, cuối tháng 3/2020, bà Trần Vũ Mai Hoàng (em họ Thuỷ), nhân viên Công ty Capitaland (thuộc Chính phủ nước ngoài) có trao đổi thông tin với Thuỷ, Linh về việc công ty sẽ ủng hộ hàng hóa phục vụ công tác phòng, chống Covid-19 giá 1 triệu USD.

    Lúc này Thuỷ, Linh nói Công ty Giang San là đại lý cấp 1 của Công ty Việt Á, đồng thời gợi ý cho bà Hoàng báo cáo lãnh đạo công ty mua test xét nghiệm do Công ty Việt Á sản xuất với giá trị 1 triệu USD để tặng.

    Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao đánh giá, điều kiện Công ty Capitaland đưa ra, Phan Quốc Việt không thực hiện được nhưng do Thủy có mối quan hệ cá nhân với lãnh đạo cấp cao trong Chính phủ nên Thủy có thể can thiệp, tác động đến lãnh đạo các Bộ, ngành để có thư cảm ơn của Chính phủ Việt Nam hoặc đại diện Chính phủ Việt Nam có mặt tại buổi lễ tiếp nhận ủng hộ này.

    Do vậy, Việt đồng ý chi 40% giá trị hợp đồng cho Thuỷ, Linh để Thủy thực hiện tác động, can thiệp theo đề nghị của Công ty Capitaland.

    Xử vụ Việt Á: Phản ứng của cựu Bộ trưởng trước cuộc gọi từ "người có quan hệ cá nhân với lãnh đạo cấp cao"- Ảnh 2.

    Cựu Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long bị dẫn giải tới phiên tòa sơ thẩm vụ Việt Á. Ảnh Xuân Huy

    Ngày 2/4/2020, Công ty Việt Á ký hợp đồng bán 40.000 test xét nghiệm Covid-19 cho Công ty Capitaland giá khoảng 23,58 tỷ đồng. Ngày 3/4/2020, Công ty Capitaland thanh toán 23,58 tỷ đồng cho Công ty Việt Á.

    Do biết Thủy có quan hệ cá nhân với lãnh đạo cấp cao trong Chính phủ nên khi Thủy trực tiếp liên hệ, đề nghị ông Nguyễn Thanh Long – lúc đó là Thứ trưởng Thường trực Bộ Y tế đến dự buổi lễ trao tặng test xét nghiệm của Công ty Capitaland ủng hộ, ông Long đồng ý. Thậm chí ông Long còn nhắn tin điện thoại cho một vị lãnh đạo tham dự buổi trao tặng.

    Ngày 9/4/2020, Việt gọi điện cho Thủy thông báo về việc chuyển tiền % theo hợp đồng bán test cho công ty của bà Hoàng, Thủy yêu cầu chuyển tiền thông qua Linh.

    Ngày 10/4/2020, Việt chỉ đạo nhân viên chuyển 8,085 tỷ đồng tiền mặt cho 1 nhân viên Công ty Giang San. Nhận tiền, theo chỉ đạo của Linh, nhân viên kia đã chuyển 6 tỷ đồng vào tài khoản ông Ngô Mê Giang; 900 triệu đồng vào tài khoản Linh; chuyển 500 triệu đồng vào tài khoản ông Đỗ Long – chồng bà Hoàng; chuyển 600 triệu vào tài khoản Công ty Giang San.

    Linh sau đó đề nghị ông Giang rút 2 tỷ đồng từ tài khoản của ông Giang đưa cho Linh để Linh đưa cho Thuỷ.

    Cơ quan truy tố cáo buộc, Thủy cùng Linh đã gợi ý Công ty Capitaland ký hợp đồng mua test xét nghiệm của Công ty Việt Á, trị giá 1 triệu USD với mục đích để hưởng lợi bất chính.

    Thuỷ lợi dụng mối quan hệ cá nhân, can thiệp, tác động để ông Nguyễn Thanh Long có mặt tại buổi lễ trao test xét nghiệm nên Thuỷ, Linh được hưởng lợi 40% giá trị hợp đồng.

    Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao cho biết, trên cơ sở kết quả thực hành quyền công tố, kiểm sát giải quyết vụ án, trong các nguyên nhân, điều kiện phạm tội của các bị can có nguyên nhân xuất phát từ các vi phạm, thiếu sót trong công tác quản lý, kiểm tra, giám sát của các bộ, ngành và UBND cấp tỉnh.

    Để hạn chế việc thất thoát, thiệt hại tài sản Nhà nước và các tổ chức, cá nhân có liên quan, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao kiến nghị một số nội dung.

    Cụ thể, Bộ Khoa học và Công nghệ tăng cường trách nhiệm quản lý kết quả nghiên cứu các đề tài thuộc sở hữu Nhà nước do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ làm đại diện chủ sở hữu; kiểm soát hoạt động của các cơ quan chuyên môn về quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ, quản lý sinh phẩm y tế, đảm bảo khách quan, minh bạch và đúng pháp luật.

    Với Bộ Y tế, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao đề nghị tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kịp thời chấn chỉnh, xử lý các hành vi sai phạm trong công tác cấp số đăng ký lưu hành sinh phẩm y tế; phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan, đơn vị liên quan có biện pháp quản lý giá đối với các vật tư y tế, sinh phẩm xét nghiệm.

    Bộ Tài chính thì tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với công tác thẩm định giá; UBND các tỉnh, thành phố cần chủ động kiểm tra, rà soát, chấn chỉnh hoạt động đấu thầu, mua sắm thiết bị, vật tư y tế của các đơn vị phòng ngừa các vi phạm, tội phạm trong lĩnh vực đấu thầu.

    Nguồn: Sưu tầm