January 27, 2025

Thủ đoạn của các đối tượng trong vụ cho vay nặng lãi đến 20.000 tỷ đồng như thế nào?

[lastupdated] - Lượt Views:

  • Mâu thuẫn khi ra biển chơi, đối tượng tuổi 9X rút dao đâm tử vong đôi nam nữ 19 tuổi
  • Câu chuyện tranh treo ngày Tết
  • Hải “lu”- đối tượng côn đồ có 4 tiền án và băng nhóm đòi nợ thuê bị triệt phá thế nào?

  • Ngày 28/12, nguồn tin cho biết, liên quan đến chuyên án cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự quy mô hơn 20.000 tỷ đồng đã được Công an Quảng Nam phối hợp với Công an các đơn vị, địa phương điều tra, triệt phá, qua điều tra mở rộng giai đoạn 2 chuyên án.

    Thủ đoạn của các đối tượng trong vụ cho vay nặng lãi đến 20.000 tỷ đồng như thế nào? - Ảnh 1.

    Thực hiện lệnh bắt bị can tạm giam đối với Nguyễn Quang Tứ. Ảnh: CAQN

    Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Quảng Nam đã phối hợp với các đơn vị liên quan thi hành quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam đối với 2 đối tượng để điều tra về hành vi “cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự” gồm Nguyễn Quang Tứ (SN 1986, trú tỉnh Thái Bình, là Phó Tổng Giám đốc, Giám đốc điều hành Công ty CP tập đoàn công nghệ HTP là đơn vị vận hành kênh trung gian thanh toán Omi Pay) và Đỗ Minh Trí (SN 1995, trú tỉnh Hưng Yên là Trưởng nhóm kinh doanh Công ty CP tập đoàn công nghệ HTP).

    Thủ đoạn của các đối tượng trong vụ cho vay nặng lãi đến 20.000 tỷ đồng như thế nào? - Ảnh 2.

    Đối tượng Đỗ Minh Trí. Ảnh: CAQN

    Trước đó, theo hồ sơ Công an tỉnh Quảng Nam, qua triển khai các biện pháp nghiệp vụ nắm tình hình trên không gian mạng, Công an tỉnh Quảng Nam phát hiện nhiều người dân trên địa bàn tỉnh Quảng Nam và nhiều tỉnh, thành trên cả nước bị các đối tượng dẫn dụ cài đặt các app vay tiền nhanh để vay tiền với lãi suất cao.

    Bước đầu xác định, từ tháng 12/2020 đến tháng 7/2023, nhóm đối tượng người Trung Quốc chủ mưu cấu kết với các đối tượng người Việt Nam sử dụng nhiều pháp nhân thương mại “ma” để tổ chức hoạt động cho vay lãi nặng với lãi suất 2.346,4%/năm cho trên 1.000.000 người trên toàn quốc thông qua ứng dụng “Great Vay” trên điện thoại di động (trong đó có nhiều ứng dụng nhỏ hơn, như: Abc Tien, cashGo, Like Tiền, Vi Dong…) và liên kết lưu trữ dữ liệu người vay tại website có địa chỉ https://xxxxxx.com đặt tại sever của Alibaba Cloud Singapor.

    Thủ đoạn của các đối tượng trong vụ cho vay nặng lãi đến 20.000 tỷ đồng như thế nào? - Ảnh 3.

    Các app cho vay tiền của các đối tượng đã dùng. Ảnh: CAQN

    Qua kết quả xác minh, xác định nhóm đối tượng nêu trên là ổ nhóm tội phạm hoạt động phạm tội có tổ chức, với thủ đoạn hết sức tinh vi, phức tạp, có sự cấu kết, móc nối chặt chẽ giữa các đối tượng người Trung Quốc chủ mưu cầm đầu và đối tượng người Việt Nam giúp sức.

    Để che giấu hành vi cho vay lãi nặng, thu lợi bất chính số tiền đặc biệt lớn, các đối tượng thành lập hàng chục công ty “ma”, sử dụng hàng nghìn tài khoản ngân hàng để luân chuyển dòng tiền qua lại nhằm mục đích “rửa tiền”, “chuyển tiền trái phép qua biên giới”. Cùng với đó, các đối tượng sử dụng hoạt động đòi nợ theo kiểu “xã hội đen” gây mất trật tự, tạo dư luận xấu trong xã hội.

    Căn cứ tài liệu, chứng cứ thu thập, Phòng PA05 báo cáo Giám đốc Công an tỉnh Quảng Nam chủ động phối hợp Phòng 6 Cục A05 xác lập chuyên án và phối hợp với các cục nghiệp vụ thuộc Bộ Công an và công an các tỉnh, thành phố tổ chức đấu tranh với nhóm đối tượng phạm tội về hoạt động cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự dưới hình thức cho vay qua app và các hành vi phạm tội khác liên quan…

    Trên cơ sở ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công an và lãnh đạo Ban chỉ đạo chuyên án, ngày 3/7, Công an tỉnh Quảng Nam chủ trì, phối hợp với Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Nam, Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Cục Kỹ thuật nghiệp vụ, Cục Ngoại tuyến Bộ Công an, Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động và Công an TP.Hà Nội, Công an TP.HCM, công an các tỉnh miền Đông Nam Bộ, Công an tỉnh Khánh Hoà… đồng loạt triển khai các biện pháp nghiệp vụ tiến hành phá án theo kế hoạch.

    Kết quả phá án đã làm rõ phương thức, thủ đoạn hoạt động và hành vi của các đối tượng có liên quan; triệt xoá 1 đường dây tội phạm hoạt động có tổ chức, xuyên quốc gia gồm nhiều băng nhóm hoạt động dưới sự quản lý điều hành của 11 đối tượng cầm đầu (trong đó có 3 đối tượng quốc tịch Trung Quốc) và 49 đối tượng người Việt Nam giúp sức.

    Thủ đoạn của các đối tượng trong vụ cho vay nặng lãi đến 20.000 tỷ đồng như thế nào? - Ảnh 4.

    Các đối tượng đã lập nhiều công ty “ma” để hoạt động cho vay nặng lãi. Ảnh: CAQN

    Cũng trong ngày 3/7, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Quảng Nam đã thực hiện lệnh khám xét khẩn cấp đối với 3 công ty thanh toán trung gian và 28 địa điểm, đồng thời triệu tập 60 đối tượng có liên quan để làm việc; thu giữ nhiều đồ vật, tài liệu có liên quan, 2 xe ô tô, 1 xe mô tô phân khối lớn, phong toả giao dịch 11 bất động sản (trị giá trên 70 tỷ đồng), hơn 100 máy tính, điện thoại các loại và nhiều tài liệu, chứng cứ quan trọng khác; phong toả 88 tài khoản ngân hàng với số tiền hơn 36 tỷ đồng.

    Quá trình điều tra ban đầu xác định, tổng số tiền các đối tượng phạm tội thông qua các công ty trung gian thanh toán tổ chức cho vay nặng lãi tính đến thời điểm bắt giữ là 20.000 tỷ đồng, thu lợi bất chính số tiền trên 8.000 tỷ đồng, tổ chức rửa tiền và chuyển tiền thu lợi bất chính trái phép ra khỏi Việt Nam với số tiền trên 5.000 tỷ đồng…

    Nguồn: Sưu tầm