January 23, 2025

Brăh Yàng Trail – giải chạy gắn với leo núi tại Lâm Đồng

[lastupdated] - Lượt Views:

  • Tạm hoãn xét xử vụ tranh chấp đất đai khiến hai cha con trong một gia đình phải hầu tòa ở Long An
  • Bắt Đậu Thị Tâm ở Hà Nội vì lợi dụng quyền tự do dân chủ
  • Công an bắt 2 vụ vận chuyển 27.100 gói thuốc lá ngoại nhập lậu ở Long An

  • Người dân Di Linh tập chạy dưới chân núi Brăh Yàng - Ảnh: M.V

    Người dân Di Linh tập chạy dưới chân núi Brăh Yàng – Ảnh: M.V

    Ngày 22-12, Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng phối hợp với Công ty Đào tạo – Tư vấn – Thể thao Domingo công bố giải việt dã leo núi Brăh Yàng Trail.

    Đây là giải chạy đầu tiên của tỉnh mà yếu tố leo núi được lấy làm trọng tâm và cũng là giải chạy quy mô lớn đầu tiên được tổ chức ở cao nguyên Di Linh (huyện Di Linh, cách Đà Lạt khoảng 60km).

    Với độ cao 1.879m so với mực nước biển, núi Brăh Yàng (nơi sinh ra trời) là đỉnh núi cao nhất ở Di Linh, cao thứ hai ở Lâm Đồng (sau đỉnh Langbiang). Bao quanh đỉnh núi là vùng rừng hoang sơ gắn với không gian văn hoá của người K’Ho.

    Brăh Yàng Trail diễn ra trong 2 ngày 23 và 24-3-2024. Đường chạy lấy núi Brăh Yàng, hồ Kala làm không gian tổ chức chính. 

    Brăh Yàng Trail đi qua nhiều thắng cảnh đẹp chưa được biết đến nhiều như hồ Kala, hồ Đông, hồ Tây, thác Bobla, Dinh tỉnh trưởng tỉnh Đồng Nai Thượng xây dựng đầu tiên vùng đất Tây Nguyên.

    Thác Bobla, một danh thắng nằm trong quần thể núi Brăh Yàng - Ảnh: M.V

    Thác Bobla, một danh thắng nằm trong quần thể núi Brăh Yàng – Ảnh: M.V

    Theo ban tổ chức, giải Brăh Yàng Trail có tiền thân là giải leo núi của người dân địa phương. Để giải chạy thu hút được du khách tham gia đến từ nhiều tỉnh thành tham gia và có chất liệu thể thao chuyên nghiệp, ban tổ chức đã phối hợp với các chuyên gia để thiết kế lại đường chạy, leo núi.

    Theo đó, đường chạy đảm bảo giữ nguyên tinh thần leo núi của người địa phương nhưng được đôn thêm một số nội dung như băng đồng, chạy xuyên qua cánh rừng nguyên sinh, rừng thông, cánh đồng lúa bậc thang, chạy quanh hồ Kala (diện tích 330ha).

    Cung đường chạy được thiết kế chuyển tiếp từ đồng bằng, đến địa hình cao nguyên, rừng núi và ngược lại. Việc đôn thêm một số cung đường bằng nhằm giảm bớt độ khó của đường chạy và giúp người chạy tận hưởng được cảnh quan nhiều hơn.