Cụ thể, trong một buổi biểu diễn tại thành phố Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam, nữ nghệ sĩ này đã khiến nhiều người bức xúc khi nói với khán giả rằng: “Người Hà Nam không thể có bộ dạng này, các bạn có chút tai tiếng, hẳn các bạn cũng biết đó, người Hà Nam thích lừa người”.
Phát ngôn này đã tạo ra làn sóng chỉ trích. Nhiều người cho rằng, Dương Thừa Lâm đang phân biệt vùng miền và bôi nhọ người dân địa phương. Sự việc còn trở nên nghiêm trọng hơn khi hàng chục nghìn người đã gửi đơn khiếu nại đến Sở Văn hóa và Du lịch tỉnh Hà Nam (Trung Quốc).
Sở Văn hóa và Du lịch đã xác nhận đã nhận được thông tin và chuyển đến các bộ phận liên quan để xử lý. Họ hứa sẽ cung cấp kết quả điều tra ngay khi có.
Dương Thừa Lâm bị tẩy chay vì phân biệt vùng miền
Với tình hình này, Dương Thừa Lâm đối mặt với nguy cơ bị cấm sóng trong tương lai. Bình luận của nữ ca sĩ Đài Loan đã khiến khán giả choáng váng tại buổi hòa nhạc ở tỉnh Hà Nam, khiến cả làng giải trí dậy sóng.
Sau khi bình luận người Hà Nam “thích lừa dối người khác”, nữ ca sĩ đã lên tiếng xin lỗi. Cô thừa nhận đó là “trò đùa xúc phạm và thiếu tế nhị”, nhưng nhiều người vẫn bày tỏ sự phẫn nộ khi cho rằng cô không nên phân biệt vùng miền.
Dương Thừa Lâm đã có những bình luận tương tự gây tranh cãi trước đó, khiến cô trở thành đối tượng chỉ trích của công chúng. Cô đã lấy lại sự nổi tiếng ở Trung Quốc đại lục sau khi kết hôn với ca sĩ và nhạc sĩ Lý Vinh Hạo, người đến từ tỉnh An Huy.
Đây không phải là lần đầu tiên nghệ sĩ nổi tiếng phải đối mặt với chỉ trích vì những ý kiến thiếu tế nhị đối với người Hà Nam. Các sự kiện tương tự đã xảy ra trước đây với nghệ sĩ khác, như một diễn viên hài Gala Lễ hội mùa xuân năm 2017 của Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc đã diễn tiểu phẩm nói chuyện điện thoại với một kẻ lừa đảo giọng Hà Nam. Biên kịch của chương trình đã nhận trách nhiệm và xin lỗi, đồng thời giải thích rằng, ông là người lồng tiếng và nói bằng phương ngữ của chính mình.
Năm 2010, nữ diễn viên Trung Quốc Hác Lôi đăng 30 tin nhắn trong một ngày trên tài khoản weibo của cô, tất cả đều là những nhận xét tiêu cực về những người đến từ Hà Nam, quê hương của chồng cũ của cô. Sau đó cô đã xin lỗi và xóa tất cả các bài viết.
Người dân tỉnh Hà Nam từ lâu đã bị phần còn lại của Trung Quốc phân biệt đối xử, phải chịu đựng thành kiến và trở thành mục tiêu của những trò đùa thiếu văn hoá. Trên nền tảng hỏi đáp giống Quora của Trung Quốc, Zhihu, nhiều người không ngại thừa nhận thái độ không mấy vui vẻ đối với cư dân của tỉnh này. Nhưng thời thế đang thay đổi và nhiều người bình luận trực tuyến tức giận về thái độ như vậy đối với sự phân biệt vô lý giữa các khu vực địa lý.
“Trò đùa chẳng buồn cười chút nào. Không ai thích nghe những lời bình luận không hay về quê hương mình”, một người dùng mạng xã hội viết.
Một người khác nói: “Định kiến về Hà Nam đã lỗi thời và mang tính phân biệt đối xử và không bao giờ nên xuất hiện trong một bài phát biểu trước công chúng”.