Chiều 13/12, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Long An vừa tống đạt quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam bị can đối với Phạm Xuân Hải (39 tuổi), Hoàng Tiến Vũ (45 tuổi, vợ nguyên giám đốc), Mai Hoài Tiên (34 tuổi, cùng ngụ TP.HCM) để điều tra về tội nhận hối lộ.
Nhóm 5 bị can bị khởi tố về tội đưa hối lộ gồm: Trần Thanh Long (44 tuổi), ngụ tỉnh An Giang và Trần Thị Kim Cúc (38 tuổi), ngụ TP.HCM (nguyên giáo viên Trường cao đẳng Giao thông Vận tải đường thuỷ 2), Trần Thị Hồng Xuyến (35 tuổi), ngụ TP.HCM, Nguyễn Văn Hồ (53 tuổi) và Trần Thanh Hiền (54 tuổi), cùng tỉnh Tiền Giang.
Bị can Hải, Vũ, Tiên. Hải, Cúc bị bắt tạm giam, còn lại bị can Xuyến, Hồ, Hiền cho tại ngoại.
Trước đó, bị can Đào Đức Hạnh (52 tuổi), ngụ khu phố 7, thị trấn Nhà Bè, huyện Nhà Bè (TP.HCM), Giám đốc Trung tâm dạy nghề Hàng Giang tọa lạc tại xã Hướng Thọ Phú, TP. Tân An bị khởi tố, bắt tạm giam về tội nhận hối lộ.
Theo kết quả điều tra, năm 2014, Trung tâm dạy nghề Hàng Giang được thành lập với nhiệm vụ đào tạo sơ cấp nghề bậc 1,2,3 các nghề thuyền trưởng, máy trưởng phương tiện thủy nội địa. Đồng thời xét cấp chứng chỉ chuyên môn, bồi dưỡng thi giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng, máy trưởng do Cục Đường thủy nội địa Việt Nam và Sở Giao thông Vận tải tỉnh Long An tổ chức.
Quy định chung, muốn đạt xét cấp chứng chỉ sơ cấp nghề bậc 1 người học phải tham gia học tối thiểu 5 tín chỉ cùng số chứng chỉ đào tạo tối thiểu thời gian thực học tối thiểu là 300 giờ. Chứng chỉ nghề bậc 3 phải tham gia học tối thiểu 25 tín chỉ, với số mô đun đào tạo tối thiểu là 15 mô đun.
Sau khi được cấp chứng chỉ sơ cấp nghề thuyền trưởng, máy trưởng và hoàn thành thời gian tập sự đủ 6 tháng trở lên thì được dự thi để cấp giấy chứng nhận khả năng chuyên thuyền trưởng, máy trưởng hạng 3 mà không phải dự học chương trình tương ứng.
Thời điểm này, đối tượng Phạm Xuân Hải được giám đốc Hạnh phân công làm Tổ trưởng Tổ điều khiển phương tiện thủy nội địa tại Trung tâm dạy nghề Hàng Giang. Nhiệm vụ của Hải là tiếp nhận thông tin của người cần được cấp chứng chỉ sơ cấp nghề gồm: Ảnh chân dung, bản sao chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân do các đối tượng đầu mối cung cấp. Hải cùng với đối tượng Đào Đức Hạnh, Hoàng Tiến Vũ lập khống hồ sơ cấp chứng chỉ sơ cấp nghề. Mỗi tháng Hải được bị can Hạnh trả lương từ 7 đến 12 triệu đồng.
Đối tượng Long, ngụ An Giang, chỉ buôn bán nhỏ nhưng quen biết đã đưa tiền để giám đốc Hạnh cấp khống 1.567 chứng chỉ sơ cấp nghề. Đối tượng Cúc, nguyên giáo viên Trường Cao đẳng Giao thông Vận tải đường thuỷ 2 đưa tiền hối lộ để được cấp khống 525 chứng chỉ sơ cấp nghề.
Trần Thị Hồng Xuyến (35 tuổi), ngụ TP.HCM, làm kinh doanh phô tô copy tại Trường cao đẳng Giao thông Vận tải đường thuỷ 2 đưa tiền để cấp khống 361 chứng chỉ sơ cấp nghề. Nguyễn Văn Hồ đưa tiền cấp khống 328 chứng chỉ sơ cấp nghề và đối tượng Trần Thanh Hiền, làm nghề buôn bán đưa hối lộ để khống 273 chứng chỉ sơ cấp nghề (tại ngoại).
Các đối tượng Long, Cúc, Xuyến, Hồ, Hiền đưa tiền cho bị can Hạnh nhằm mục đích được Hạnh cấp chứng chỉ nghề cho những người có nhu cầu nhưng không qua đào tạo theo thông tin do các đối tượng này cung cấp.
Nguồn: Sưu tầm