January 24, 2025

Chánh án Tòa án Nhân dân TP Hà Nội nói đại án nào sắp xét xử có đến 6.600 bị hại?

[lastupdated] - Lượt Views:

  • Công an giải cứu thành công cô gái bị bắt cóc ở Vĩnh Long
  • NSND Minh Hằng đóng vợ Quang Tèo trong hài Tết lấy cảm hứng từ nhân vật “thằng Bờm”
  • Cảnh sát 113 tại Lâm Đồng bắt đối tượng trộm xe máy trên đường sau 30 phút

  • Ngày 5/12, phát biểu báo cáo kết quả công tác năm 2023 và phương hướng nhiệm vụ năm 2024 của Tòa án nhân dân hai cấp TP.Hà Nội tại kỳ họp thứ mười bốn HĐND TP.Hà Nội khóa XVI, Chánh án Tòa án nhân dân TP.Hà Nội cho biết, năm 2023, Tòa án nhân dân hai cấp TP.Hà Nội triển khai các niệm vụ công tác trong bối cảnh tình hình tội phạm có nhiều diễn biến phức tạp.

    Công cuộc phòng chống tham nhũng tiếp tục được đẩy mạnh với nhiều vụ án tham nhũng, kinh tế lớn, có tính chất nghiêm trọng, phạm vi ảnh hưởng trên toàn quốc, được dư luận đặc biệt quan tâm được đưa ra xét xử.

    Các loại tội phạm về ma túy, giết người, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, hoạt động “bảo kê”, “tín dụng đen”, sử dụng công nghệ cao chiếm đoạt tài sản tiếp tục tăng.

    Có đến 6.600 bị hại vụ Tân Hoàng Minh - Ảnh 1.

    Chánh án Tòa án nhân dân TP.Hà Nội Nguyễn Hữu Chính cho biết, thời gian tới sẽ đưa ra xét xử kịp thời, nghiêm minh các đối tượng ở các vụ án Tân Hoàng Minh, Việt Á, FLC. Ảnh: TP.HN

    Các tranh chấp dân sự, kinh doanh thương mại, khiếu kiện hành chính luôn ở mức rất lớn, với nội dung tranh chấp ngày càng đa dạng.

    Từ ngày 1/10/2022 đến hết ngày 30/9/2023, Tòa án nhân dân hai cấp TP.Hà Nội thụ lý 39.334 vụ việc, giải quyết 35.551 vụ việc, đạt tỷ lệ 90,38%. So với cùng kỳ năm 2022, số thụ lý tăng 493 vụ việc, số giải quyết tăng 740 vụ việc, số tồn giảm 247 vụ việc.

    Tội phạm tham nhũng, chức vụ đã thụ lý 70 vụ/266 bị cáo; giải quyết 66 vụ/226 bị cáo. So với cùng kỳ năm 2022 thụ lý tăng 17 vụ/118 bị cáo; giải quyết tăng 21 vụ/95 bị cáo cho thấy tình hình tội phạm về tham nhũng, chức vụ vẫn có chiều hướng tăng…

    Án dân sự đã thụ lý 7.228 vụ, tăng 142 vụ việc so với cùng kỳ năm 2022. Án hành chính thụ lý 1.039 vụ, tăng 25 vụ so với cùng kỳ năm 2022, trong đó đã giải quyết 517 vụ, đạt tỷ lệ 49,76%.

    Theo Chánh án Tòa án nhân dân TP.Hà Nội, án hành chính giải quyết rất khó nên tiến độ xử lý chậm.

    Có đến 6.600 bị hại vụ Tân Hoàng Minh - Ảnh 2.

    Theo Chánh án Tòa án nhân dân TP.Hà Nội, liên quan vụ Tân Hoàng Minh, Tòa Hà Nội đã thụ lý vụ án với 15 bị cáo, 6.600 bị hại. Trong ảnh là Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh Đỗ Anh Dũng. Ảnh: LĐ

    Trong công tác kiểm tra và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, Chánh án Nguyễn Hữu Chính thông tin, đã giải quyết 409 vụ/ 410 đơn thư khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tố tụng và khiếu nại tố cáo.

    Về công tác thi hành án, Tòa án nhân dân hai cấp TP.Hà Nội đã ra 13.902 quyết định thi hành án hình sự đối với người bị kết án mà bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật; giảm án tha tù cho hơn 6200 phạm nhân theo đề nghị của trại giam và cơ quan tố tụng.

    Năm 2023, Tòa án nhân dân hai cấp TP.Hà Nội đã chủ động thực hiện nhiều biện pháp đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng giải quyết các loại án, đa phần án được giải quyết đảm bảo trong thời hạn pháp luật quy định.

    Các vụ án hình sự xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để xảy ra trường hợp kết án oan người vô tội hoặc bỏ lọt tội phạm.

    Các vụ án hình sự trọng điểm, nhạy cảm, phức tạp được dư luận quan tâm, đặc biệt là các vụ án Ban Chỉ đạo Trung ương, Ban Chỉ đạo Thành ủy về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo dõi, chỉ đạo được Tòa án phối hợp cơ quan tố tụng nghiên cứu, đưa ra xét xử kịp thời, nghiêm minh, được dư luận đồng tình ủng hộ (vụ chuyến bay giải cứu, vụ án xảy ra tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai và Công ty AIC, vụ án Nguyễn Ngọc Hai – cựu Chủ tịch UBNd tỉnh Bình Thuận…).

    Về phương hướng, nhiệm vụ công tác trọng tâm năm 2024, Chánh án Tòa án nhân dân TP.Hà Nội cho biết, đẩy nhanh tiến độ và nâng cao hơn nữa chất lượng giải quyết, xét xử, hoàn thành các chỉ tiêu công tác theo Nghị quyết của Quốc hội và chỉ đạo của Toàn án nhân dân Tối cao.

    Đưa ra xét xử kịp thời, nghiêm minh các vụ án liên quan Công ty Cổ phần Việt Á (đã thụ lý với 38 bị cáo), vụ án liên quan Công ty TNHH Thương mại dịch vụ khách sạn Tân Hoàng Mình (đã thụ lý 15 bị cáo, 6.600 bị hại), vụ án liên quan Công ty CP Tập đoàn FLC…

    Ngoài ra, tập trung chỉ đạo giải quyết các vụ án hình sự trọng điểm liên quan “bảo kê”, cưỡng đoạt, “tín dụng đen”. Ông Nguyễn Hữu Chính cũng thông tin, hiện Tòa án nhân dân TP.Hà Nội đang thụ lý vụ án liên quan cưỡng đoạt tài sản, cho vay lãi nặng với số lượng 116 bị cáo, liên quan trên toàn quốc, người đứng đầu là bị cáo người nước ngoài.

    Theo hồ sơ vụ án, tháng 6/2021, Tân Hoàng Minh có vay nợ lớn, các dự án chưa thể triển khai và thêm ảnh hưởng của Covid-19 nên “khó khăn về tài chính”. Tập đoàn này có dư nợ tín dụng hơn 18.500 tỷ đồng.

    Chỉ 6 tháng sau, vào tháng 1/2022, Tân Hoàng Minh tăng dư nợ lên gần 20.000 tỷ đồng, chưa kể các khoản nợ đến từ 8 gói trái phiếu đã phát hành năm 2021.

    Trước nhu cầu thanh toán nhiều khoản nợ và có tiền chi tiêu, Đỗ Anh Dũng chỉ đạo cấp dưới tại Tân Hoàng Minh triển khai phát hành các gói trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ nhằm huy động vốn.

    Các bị can thống nhất Tân Hoàng Minh sẽ không trực tiếp đứng ra phát hành trái phiếu do có nhiều công ty con, không thể kiểm toán kịp thời. Thay vào đó, 3 công ty con thuộc tập đoàn sẽ tiến hành bán trái phiếu riêng lẻ gồm Công ty Ngôi Sao Việt; Công ty Soleil và Công ty Cung Điện Mùa Đông.

    Các công ty con này sau đó mở 9 đợt chào bán trái phiếu riêng lẻ, tổng trị giá hơn 10.000 tỷ đồng. Qua đây, Đỗ Anh Dũng và đồng phạm huy động được gần 14.000 tỷ đồng.

    Số tiền huy động được, ông Dũng và đồng phạm chi tiêu vào việc khác nhau, không đúng mục đích phát hành trái phiếu. Cơ quan tố tụng cáo buộc 15 bị can trong vụ chiếm đoạt 8.643 tỷ đồng và hiện số tiền này đã giao nộp để hoàn trả cho các bị hại.

    Nguồn: Sưu tầm