January 23, 2025

Tảng đá màu xanh biếc khiến các nhà khoa học đau đầu

[lastupdated] - Lượt Views:

  • Danh ca Thanh Tuyền từng “phán” một câu về tương lai của Hoài Linh và điều đó đã ứng nghiệm
  • Hé lộ nỗi buồn lớn nhất của Thương Tín và điều muốn thực hiện với mẹ ngoài 90 tuổi dịp Tết
  • Một Di tích lịch sử được xếp hạng ở Hải Phòng bị mất 17 hiện vật

  • Ở hồ nước Plescheevo, gần thành phố Pereslavl-Zaleski, Nga, một tảng đá kỳ lạ khiến các nhà khoa học nước này đau đầu. Điểm khác thường của tảng đá là mùa đông không bao giờ bị tuyết phủ kín, khi trời mưa, viên đá sẽ chuyển sang màu xanh biếc hệt như hồ nước.

    Không ai biết tảng đá này lai lịch ra sao, có rất nhiều lời đồn đại về nguồn gốc của nó.

    Tảng đá màu xanh biếc khiến các nhà khoa học đau đầu - Ảnh 1.

    Cảnh tượng xung quanh hồ nước Plescheevo, gần thành phố Pereslavl-Zaleski, Nga. (Ảnh: Sputnik)

    Theo truyền thuyết của địa phương, tảng đá này được đặt tên là Tảng đá xanh biếc. Nó từng nằm trên đỉnh một ngọn núi không xa hồ Plescheevo. Trên ngọn núi này, có một bộ tộc dị giáo cư ngụ. Tảng đá này là nơi các thầy cúng đặt đàn tế lễ, hiến tế thần linh.

    Vào một ngày nọ, tảng đá xanh biếc bị đẩy từ trên đỉnh núi xuống bờ hồ Plescheevo. Người dân địa phương cho rằng tảng đá có khả năng chữa cho họ lành bệnh và bắt đầu tổ chức lễ hội, nhảy múa quanh tảng đá để cầu phúc.

    Sau này tảng đá bị các nhà tu hành ở tu viện gần đó chôn vào lòng đất vào cuối thế kỷ XVII. Nhưng 12 năm sau, chẳng rõ làm thế nào mà tảng đá bí ẩn lại hiện lên trên mặt đất.

    Năm 1788, nhà chức trách quyết định đặt tảng đá nặng 12 tấn này làm móng cho nhà thờ. Đội công nhân dùng xe trượt tuyết để vận chuyển qua hồ Pleshcheevo, nhưng mặt hồ đóng băng giữa mùa đông bỗng nứt toác và chiếc xe chìm nghỉm cùng tảng đá.

    Tảng đá màu xanh biếc khiến các nhà khoa học đau đầu - Ảnh 2.

    Các ngư dân địa phương phát hiện tảng đá xanh biếc đang chậm chạp di chuyển dọc theo đáy hồ. (Ảnh: Sputnik)

    Chẳng bao lâu, các ngư dân địa phương phát hiện tảng đá xanh biếc đang chậm chạp di chuyển dọc theo đáy hồ. Mỗi năm nó lại tiến gần hơn vào bờ. Năm 1858, “kẻ bị chìm” đã đứng trên bờ cách chỗ bị mang đi khoảng 300 m. Từ đấy, không còn ai dám động vào tảng đá.

    Về phần các nhà khoa học, họ đã vật lộn với việc giải mã tảng đá xanh biếc này trong nhiều năm trời và đã đặt ra nhiều giả thuyết. Có ý kiến cho rằng tảng đá nổi lên bờ do thủy lưu mạnh của con sông chảy vào hồ.

    Những người khác lập luận rằng tảng đá bị đóng vào băng mỗi mùa đông và di chuyển dòng băng tan lúc xuân đến. Nhưng làm thế nào băng hay thủy lưu có thể lay chuyển khối đá 12 tấn và kéo nó vào bờ vẫn là câu hỏi chưa có lời giải.

    Một số nhà nghiên cứu cho rằng tảng đá chứa đựng năng lượng bí ẩn mạnh mẽ, bản thân nó là một phần của hệ sinh thái chưa được biết tới.

    Nguồn : Sputnik