January 22, 2025

Nỗ lực từ sớm để đạt tự do tài chính: Người chấp nhận làm 18 tiếng/ngày, người chỉ tiêu 4 triệu/ tháng

[lastupdated] - Lượt Views:

  • Tạm giữ 3 nghi phạm trong vụ nam shipper ở Đà Nẵng bị đánh tử vong
  • Bắt Chủ tịch Tổng công ty Anh Phát Trịnh Xuân Nghiệm
  • AP, Reuters và loạt trang tin quốc tế bày tỏ sự mong đợi trước chương trình nghệ thuật “Rực rỡ Thăng Long”

  • Chấp nhận làm 18 tiếng/ngày, nỗ lực đa dạng thu nhập

    Tự do tài chính trở thành mục tiêu đáng mơ ước của nhiều người trẻ. Để thực hiện giấc mơ này, họ không ngừng nỗ lực làm việc, cố gắng đa dạng thu nhập và học tiêu tiền đúng cách. Đức Thắng (29 tuổi, kỹ sư phần mềm) và Bùi Quỳnh (31 tuổi, blogger về du lịch) là hai trong số đó.

    Đức Thắng là nhân viên kỹ thuật tại một công ty tầm trung, nhận mức lương hơn 30 triệu đồng/tháng. Với chàng trai, tự do tài chính là: “Không còn cảm thấy khó khăn trong vấn đề tiền bạc nữa. Đạt đến một cột mốc cố định, thì dù làm thêm nhiều việc hay ngồi không tiêu tiền, cũng sẽ không ảnh hưởng gì đến cuộc sống”. Và từ lâu, Đức Thắng đã quan niệm mình “không thể sống tạm bợ cả đời với lương tháng”.

    Nỗ lực từ sớm để đạt tự do tài chính: Người chấp nhận làm 18 tiếng/ngày, người chỉ tiêu 4 triệu/ tháng - Ảnh 1.

    Ảnh minh hoạ

    Bên cạnh công việc văn phòng, chàng trai còn làm hai công việc phụ để gia tăng thu nhập. Đó là cố vấn phần mềm cho một công ty game và đầu tư.

    Mỗi ngày, chàng trai bỏ đến 16-18 tiếng làm việc. Dù dành hầu hết quỹ thời gian để kiếm tiền, Thắng tự nhận không phải người cuồng công việc đến mức độ làm bị bệnh mới nghỉ. Mà với 16-18 tiếng bỏ ra đó, anh sẽ lên kế hoạch dùng chúng khoa học. Từ đó, chàng trai vẫn hoàn thành tốt mục tiêu đề ra mà vẫn có thời gian nghỉ ngơi và duy trì sức khỏe ổn định.

    Được biết, Thắng đã duy trì thói quen dành 16 – 18 tiếng/ngày để làm việc trong suốt gần 10 năm. Mỗi tuần, anh bỏ ra 3-4 ngày làm việc năng suất nhất, để lên kế hoạch và thực hiện chúng. Thời gian còn lại, anh sẽ kiểm tra và đo lường hiệu quả công việc. “Việc lên kế hoạch cho từng giây phút trong cuộc đời là rất quan trọng”, Thắng nhấn mạnh.

    Song với đó, chàng trai còn chú ý đến chăm chút sức khỏe của bản thân. Thắng kể: “Bên cạnh công việc, mình còn dành thời gian để tập thể dục và đánh tennis 2 lần/tuần. Đây cũng là nơi để giao lưu các mối quan hệ tốt hơn trên bàn nhậu. Mình hay đùa mọi người câu này: Đừng mải mê kiếm tiền đến đến mức biệt thự hay siêu xe sau này là của người giúp việc!”.

    Một trường hợp khác là Bùi Quỳnh, cô cho rằng còn khoảng 10 năm nữa để bản thân đạt tới mục tiêu tự do tài chính. Nguyên tắc cơ bản của cô nàng trong cuộc sống hàng ngày: “Để bắt đầu cải thiện tài chính cá nhân, mình bắt đầu từ những điều nhỏ nhặt nhất: Tăng thu – giảm chi hết mức có thể”.

    Nỗ lực từ sớm để đạt tự do tài chính: Người chấp nhận làm 18 tiếng/ngày, người chỉ tiêu 4 triệu/ tháng - Ảnh 2.

    Ảnh minh hoạ

    Với “tăng thu”, hiện Bùi Quỳnh đang có nguồn thu nhập tốt từ công việc blogger về du lịch. Bên cạnh đó, cô dùng số tiền tiết kiệm để đổ vào các kênh để “tiền đẻ ra tiền”. Đó là mua vàng, cho vay lấy lãi, mua chứng chỉ và gửi tiền vào các quỹ đầu tư, ngoại tệ.

    Trong hành trình hướng đến tự do tài chính, Bùi Quỳnh quan tâm đặc biệt đến các khoản tính toán sau:

    – Tính toán chi phí sinh hoạt tương lai: Cô gái tính con số cụ thể chi tiêu hàng tháng ở thời điểm hiện tại và không được bỏ sót khoản nào. Đây sẽ là con số giúp cô xác định cụ thể số tiền mình cần kiếm được để đạt được tự do tài chính. Bùi Quỳnh gợi ý một số mục bạn có thể bóc tách để tính toán kỹ hơn như: đồ ăn, nhà ở, đi lại, sức khỏe, đầu tư cho bản thân, thuế, tiền duy trì các mối quan hệ xã hội, nhu cầu khẩn cấp.

    – Tính toán các chi phí phát sinh không định kỳ: Đó là khoản phí du lịch, mua nhà, mua xe, đầu tư cho con cái,…

    – Tính toán tỷ lệ lạm phát: Với Bùi Quỳnh, đây là một ẩn số không thể bỏ qua trong bài toán tài chính. Và bạn cần phải tính toán lạm phát cho những năm sau khi đạt được tự do tài chính và nghỉ hưu sớm.

    Cách người trẻ chi tiêu để hướng đến tự do tài chính

    Trong câu chuyện làm sao để hướng đến tự do tài chính của Quỳnh Hoa, việc “giảm chi” cũng rất quan trọng. Hiện tại, cô chỉ tiêu 4 triệu đồng/tháng nhờ một vài bí quyết tiết kiệm sau:

    – Nói không với tụ họp bạn bè: Để tiết kiệm tiền, cô gần như đã giảm mức ngân sách cho các mối quan hệ xuống mức tối thiểu nhất. Nếu cuộc tụ họp không quá cần thiết, cô nàng sẽ tìm cách từ chối.

    – Nói không với mua sắm: Với cô gái, những món đồ quần áo, trang sức và túi xách hiện tại đều là thứ xa xỉ. Để hạn chế ngân sách cho việc mua sắm, Bùi Quỳnh học cách sử dụng đồ second-hand dù trước đây chưa bao giờ xài.

    – Tiết kiệm tiền mỹ phẩm: Bùi Quỳnh không phải người phụ thuộc vào mỹ phẩm và thích trang điểm. Hiện tại, cô chỉ mua những món đồ cơ bản như cây son, hộp phấn…

    – Nấu cơm tại nhà: Mỗi ngày, cô gái nấu 2 bữa cơm, với chi phí một bữa ăn dao động từ 25 – 30 ngàn đồng. Thói quen này không chỉ giúp tiết kiệm mà còn cải thiện sức khỏe cho Bùi Quỳnh.

    Sau cùng, cô nàng đã xóa tất cả các app mua sắm trực tuyến, bỏ theo dõi những trang hay có khuyến mại, cài đặt các ứng dụng chặn quảng cáo… để giảm thiểu những pha mua sắm bốc đồng.

    Nỗ lực từ sớm để đạt tự do tài chính: Người chấp nhận làm 18 tiếng/ngày, người chỉ tiêu 4 triệu/ tháng - Ảnh 3.

    Ảnh minh hoạ

    Trong khi đó Đức Thắng đang phân chia thu nhập hàng tháng thành 20% tiền đóng bảo hiểm – 20% cho chi phí sinh hoạt, đầu tư và tiết kiệm – 50% tiền còn lại cho tiêu dùng linh hoạt.

    Đầu tiên với tiền bảo hiểm, Thắng đã đóng nhiều bảo hiểm có lợi cho bản thân từ những năm 20 tuổi vì bản tính lo xa. Anh luôn duy trì dành 20% thu nhập hàng tháng để mua bảo hiểm, từ đó có con số cụ thể để lựa chọn gói bảo hiểm phù hợp.

    Sau khi trừ đi khoản tiền 20% này, Thắng mới tính toán đến chi phí sinh hoạt và đầu tư. Chàng trai cho hay: “Sống ở đất Hà Nội, nhưng chưa bao giờ mình tiêu quá 30% thu nhập vào chi tiêu. Những cám dỗ của việc mua sắm, ăn chơi ngoài kia quả thực làm lỡ dở bao nhiêu người. Càng sống tối giản, càng không cần gì. Từ đó mà tiết kiệm được rất nhiều khoản không tên”.

    Và số tiền 50% cuối cùng, Thắng cho hay sẽ dùng chúng tùy thuộc vào từng thời điểm. “Lúc nào cần đầu tư, mình sẽ sử dụng toàn bộ để kiếm được món hời. Còn khi nào thị trường bấp bênh, kém ổn định, thì mình lại quay về việc tiết kiệm an toàn. Không nhất thiết lúc nào cũng cần song hành tiết kiệm và đầu tư”, chàng trai bày tỏ.