January 23, 2025

Lần đầu mở kho lưu trữ mang sơ đồ/bản đồ thành Hà Nội năm 1831, 1873 ra giới thiệu

[lastupdated] - Lượt Views:

  • Công an bắt 2 vụ vận chuyển 27.100 gói thuốc lá ngoại nhập lậu ở Long An
  • Nghệ sĩ Nhân dân và Nghệ sĩ Ưu tú cùng tên có sự nghiệp thành công, cuộc sống viên mãn
  • Song Hye Kyo dành 6 tháng tập hút thuốc

  • Triển lãm “Thành xưa phố cũ” giới thiệu khoảng 150 tài liệu, gồm 2 chủ đề: “Thành bên Phố” và “Phố phường Hà Nội – Giao lộ Đông Tây”. Các chủ đề đã giới thiệu khái quát về không gian của thành Hà Nội thời Nguyễn; những công trình mới được xây dựng tại khu vực Thành; các con phố mới được mở ra xung quanh. 

    Lần đầu mở kho lưu trữ mang bản đồ thành Hà Nội năm 1873, sơ đồ thành Hà Nội năm 1831 ra giới thiệu - Ảnh 1.

    Các đại biểu cắt băng khai mạc triển lãm “Thành xưa Phố cũ”. Ảnh: HTTL.

    Thành Hà Nội giữ vai trò trung tâm chính trị, quân sự, hành chính cao nhất của Tổng trấn Bắc thành, quản lý khu vực Bắc Bộ Việt Nam (1802 – 1831), rồi tỉnh Hà Nội (từ năm 1831) đến khi bước đầu có sự can thiệp của người Pháp (1873 và 1882), từng bước thay đổi diện mạo, không gian; Đồng thời cung cấp những tư liệu về quá trình quy hoạch của người Pháp tại Hà Nội; chính sách xây dựng công trình mới của người Pháp; chính sách xây dựng các khu phố Tây và quy hoạch lại các khu phố cũ.

    Triển lãm cũng giới thiệu một số công trình tiêu biểu mang dấu ấn của công trình kiến trúc Pháp trong lòng đô thị như: “Phủ Toàn quyền Đông Dương”; “Ga Hà Nội”; “Trường Albert Sarraut”; “Sở Tài chính Đông Dương”; “Sở Bưu điện Hà Nội”; “Tòa án Hà Nội”; “Tòa án Thành phố”; “Tòa Thống sứ Bắc Kỳ”.

    Trong đó giới thiệu nhiều tư liệu quý giá, hiện đang lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia I và nhiều đơn vị khác, tiêu biểu là các tài liệu như: Bản đồ thành Hà Nội năm 1873″; “Sơ đồ thành Hà Nội năm 1831”; “Bản dụ của Vua Đồng Khánh”; các Bản đồ Hà Nội 1902, 1915, 1936, 1942… cho thấy sự thay đổi của địa giới Hà Nội, trong quá trình, quy hoạch, mở rộng của người Pháp.

    Lần đầu mở kho lưu trữ mang bản đồ thành Hà Nội năm 1873, sơ đồ thành Hà Nội năm 1831 ra giới thiệu - Ảnh 2.

    Nhiều khán giả đã có mặt ngay tại buổi khai mạc để tham quan triển lãm. Ảnh: HTTL

    Phát biểu khai mạc triển lãm, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội Nguyễn Thanh Quang nhấn mạnh: “Hà Nội của chúng ta đã đi qua những chặng đường lịch sử lâu dài với biết bao thăng trầm, biến đổi. Quá trình vận động đó đã tạo nên một thành phố đầy bản sắc mà chúng ta không thể không kể đến một giai đoạn quan trọng đánh dấu sự giao thoa và phát triển mạnh mẽ của Hà Nội. Đó là những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, khi người Pháp tiến hành quy hoạch và mở rộng thành phố Hà Nội”.

    Triển lãm “Thành xưa Phố cũ” tập hợp các hình ảnh, tư liệu quý giá, hiện đang lưu giữ tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I và các đơn vị, nhằm giới thiệu tới công chúng quá trình quy hoạch, xây dựng của Hà Nội giai đoạn này, với sự chuyển đổi công năng của Thành Hà Nội và hình thành các tuyến phố mới. Một đô thị truyền thống kiểu Á Đông đã dần thay đổi và giao hòa với những không gian mới, kiến trúc mới kiểu phương Tây. Những khu phố mới, những trung tâm chính trị, hành chính mới được xây dựng, với những con đường thẳng tắp, những đại lộ rợp bóng cây và những công trình kiến trúc tiêu biểu còn lưu giữ đến ngày hôm nay.

    Lần đầu mở kho lưu trữ mang bản đồ thành Hà Nội năm 1873, sơ đồ thành Hà Nội năm 1831 ra giới thiệu - Ảnh 4.

    Quá trình thay đổi của Hà Nội đã được tái hiện qua những hình ảnh triển lãm. Ảnh: HTTL

    Trong quá trình quy hoạch đó, một số di tích quan trọng của tòa thành đồ sộ may mắn vẫn được giữ lại như Kỳ Đài (Cột cờ Hà Nội), Chính Bắc Môn, Hậu Lâu và các cổng hành cung…, hiện nay thuộc khu di sản văn hóa thế giới Hoàng thành Thăng Long.

    “Trong khuôn khổ triển lãm, Ban tổ chức đã cố gắng lựa chọn, giới thiệu một phần các tài liệu, hình ảnh tiêu biểu trong khối tư liệu đồ sộ, minh chứng cho lịch sử phát triển của Hà Nội; đặc biệt chú trọng gắn kết mối liên hệ giữa việc thay đổi không gian thành Hà Nội với việc quy hoạch, mở rộng các khu phố mới và toàn Thành phố Hà Nội. Hiểu về giai đoạn phát triển này của Hà Nội để thêm yêu từng con đường, góc phố Hà Nội, một thành phố Á Đông có sự giao thao văn hóa mạnh mẽ, nhưng vẫn giữ được những nét cổ kính và bản sắc độc đáo của mình”, ông Nguyễn Thanh Quang nói thêm.

    Một số hình ảnh trong triển lãm về quá trình thay đổi của Hà Nội:

    Lần đầu mở kho lưu trữ mang bản đồ thành Hà Nội năm 1873, sơ đồ thành Hà Nội năm 1831 ra giới thiệu - Ảnh 5.
    Lần đầu mở kho lưu trữ mang bản đồ thành Hà Nội năm 1873, sơ đồ thành Hà Nội năm 1831 ra giới thiệu - Ảnh 6.
    Lần đầu mở kho lưu trữ mang bản đồ thành Hà Nội năm 1873, sơ đồ thành Hà Nội năm 1831 ra giới thiệu - Ảnh 7.
    Lần đầu mở kho lưu trữ mang bản đồ thành Hà Nội năm 1873, sơ đồ thành Hà Nội năm 1831 ra giới thiệu - Ảnh 8.
    Lần đầu mở kho lưu trữ mang bản đồ thành Hà Nội năm 1873, sơ đồ thành Hà Nội năm 1831 ra giới thiệu - Ảnh 9.
    Lần đầu mở kho lưu trữ mang bản đồ thành Hà Nội năm 1873, sơ đồ thành Hà Nội năm 1831 ra giới thiệu - Ảnh 10.
    Lần đầu mở kho lưu trữ mang bản đồ thành Hà Nội năm 1873, sơ đồ thành Hà Nội năm 1831 ra giới thiệu - Ảnh 11.
    Lần đầu mở kho lưu trữ mang bản đồ thành Hà Nội năm 1873, sơ đồ thành Hà Nội năm 1831 ra giới thiệu - Ảnh 12.
    Lần đầu mở kho lưu trữ mang bản đồ thành Hà Nội năm 1873, sơ đồ thành Hà Nội năm 1831 ra giới thiệu - Ảnh 13.