January 23, 2025

Hà Nội thời bao cấp đầy khốn khó và sôi động sẽ được tái hiện bằng âm nhạc như thế nào?

[lastupdated] - Lượt Views:

  • Bắt Đậu Thị Tâm ở Hà Nội vì lợi dụng quyền tự do dân chủ
  • Công an bắt 2 vụ vận chuyển 27.100 gói thuốc lá ngoại nhập lậu ở Long An
  • Nghệ sĩ Nhân dân và Nghệ sĩ Ưu tú cùng tên có sự nghiệp thành công, cuộc sống viên mãn

  • Trong ký ức của nhiều người Việt Nam, nhắc đến “thời bao cấp” ở thập niên 80 là nhắc đến những khốn khó, thiếu thốn mà đầy ắp tiếng cười. Đó là cái thời mà mọi thứ mua bán, trao đổi đều thông qua tờ tem phiếu. Muốn mua được mấy lạng thịt cũng phải xếp hàng cả buổi, muốn miếng vải con công cũng phải đủ tiêu chuẩn… và cửa hàng mậu dịch luôn là nơi “quyền lực nhất”.

    Hà Nội thời bao cấp đầy khốn khó nhưng sôi động sẽ được tái hiện bằng âm nhạc như thế nào? - Ảnh 1.

    Nghệ sĩ Ánh Tuyết chia sẻ về chương trình trong buổi gặp gỡ báo chí chiều 14/10. Ảnh: TLC

    Thời đó ở Hà Nội, tàu điện là phương tiện công cộng chính của người dân, những ai có được chiếc xe đạp đều xếp vào hàng “oách”. Những buổi sáng bên Bờ Hồ (Hồ Hoàn Kiếm) tiếng tàu điện leng keng, tiếng rao quà vặt, tiếng cười nói rổn rảng của phiên chợ sớm… trở thành âm thanh đặc trưng “rất Hà Nội” trong ký ức nhiều người. Bởi thế, giờ đây, khi người ta đã đủ ăn đủ mặc, cuộc sống vật chất được nâng tầm, đời sống tinh thần được cải thiện… thì mỗi khi nhắc về “thời bao cấp”, nhiều người Hà Nội vẫn nhớ đến quay quắt.

    Có một điều, thời đó, dù đời sống vật chất rất thiếu thốn… ai cũng đói ăn nhưng đời tinh thần của người dân Hà Nội luôn được coi trọng với sự xuất hiện của rất nhiều loại hình văn học, nghệ thuật. Các phong trào âm nhạc xuất hiện rất nhiều giọng ca, không chỉ ở sân khấu trong nước mà còn ở quốc tế như: Nghệ sĩ Mạnh Hà, Lê Dung, Vân Mai, Ngọc Thắng; Nhóm nữ Xí nghiệp Dệt số 8; Ban nhạc Phong Lan Trắng, Sao Sáng, Hải Âu, Mây Trắng, Lướt Sóng, Mê Kông, Nắng Hồng, Đại Dương, nhóm nữ Sinco với Hồng Hạnh, nhóm Thanh Niên Xung Phong của Nguyễn Đức Trung, Thúy Hồng, Ngọc Bích; Nhóm Ca khúc Đại học Tổng hợp của Hoàng Cao; Nhóm Ca nhạc dân tộc Phù Sa… Bên cạnh phong trào “Ca khúc Chính trị” thì các ban nhạc, nhóm nhạc còn sáng tác và biểu diễn những tác phẩm (điệu Tây lời Ta) và cả những dòng nhạc ngoại quốc du nhập đã trở thành trào lưu trong giới trẻ Hà Nội thập niên 1980.

    Hà Nội thời bao cấp đầy khốn khó nhưng sôi động sẽ được tái hiện bằng âm nhạc như thế nào? - Ảnh 2.

    Nghệ sĩ Sĩ Tiến và ca sĩ Ánh Tuyết chụp ảnh bên không gian tái hiện thời bao cấp. Ảnh: TLC

    Với mong muốn làm sống lại ký ức của một thời để thêm yêu, thêm trân quý những giá trị đương thời hiện có, Nhà hát Tuổi trẻ thực hiện chương trình mang tên “Chuyện phố thời bao cấp”. Đây là chương trình âm nhạc lồng trong một câu chuyện kể về một gia đình tứ đại đồng đường sống ở phố cổ Hà Nội. Những vui buồn, mâu thuẫn và cả những hạnh phúc riêng tư phản ánh một phần đời sống của người Hà Nội những năm 80.

    NSƯT Sĩ Tiến – Giám đốc Nhà hát Tuổi trẻ chia sẻ: “Với “Chuyện phố thời bao cấp”, chúng tôi muốn kể lại câu chuyện đã cũ nhưng vẫn ấm áp trong ký ức của nhiều thế hệ. Câu chuyện này không đơn thuần là giải trí mà để người ta sống lại với những khát vọng và hoài niệm của một thời. Những tác phẩm âm nhạc trong chương trình đã được chúng tôi lựa chọn một cách thận trọng để làm sao cho cả những người từng nghe tìm lại được ký ức, những người mới nghe sẽ hiểu thêm về đời sống tinh thần của một thời”.

    NSƯT Lê Ánh Tuyết – Đạo diễn của chương trình cho biết, xuất phát từ tình yêu với Hà Nội và từ những nỗi niềm thương nhớ quá khứ của mình…, ê-kíp đã cùng nhau chia sẻ câu chuyện bằng âm nhạc.

    Hà Nội thời bao cấp đầy khốn khó nhưng sôi động sẽ được tái hiện bằng âm nhạc như thế nào? - Ảnh 3.

    Chương trình nhận được sự cổ vũ của các bậc cao niên. Ảnh: TLC.

    “Khi tôi chia sẻ câu chuyện về một thời khốn khó đã đi qua với những người anh, người chị và bạn bè của mình, tôi đều nhận được rất nhiều sự đồng cảm, đồng điệu. Vì thế, tôi rất muốn khán giả được trải nghiệm, được quay trở lại miền ký ức đẹp đẽ ấy để chúng ta cùng sống “chậm” lại”. Anh chị em Nhà hát Tuổi trẻ chúng tôi đã ngồi họp bàn với nhau rất nhiều để mong muốn được mang những điều ấp ủ từ rất lâu này xây dựng thành chuỗi chương trình để khán giả có thể được sống lại với cái thời nhớ thương ấy giữa mùa Thu rất đẹp của Hà Nội”, NSƯT Lê Ánh Tuyết bày tỏ.

    Kể câu chuyện Hà Nội thời bao cấp bằng âm nhạc

    Đánh giá cao về chương trình này, TS Nguyễn Viết Chức – nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội khẳng định, thời bao cấp ở Hà Nội với rất nhiều câu chuyện đẹp đẽ trong ký ức của mỗi người. Và ông tin chắc, với vai trò và sứ mệnh của mình, âm nhạc sẽ dẫn dắt khán giả đến với những cảm xúc vỡ òa để thêm trân trọng cuộc sống hôm nay.

    “Với sự chuẩn bị công phu, kỹ lưỡng và với “thương hiệu” của Nhà hát Tuổi trẻ, tôi tin rằng “Chuyện phố thời bao cấp” sẽ lấy được cảm tình của khán giả. Và tôi cũng hy vọng Nhà hát Tuổi trẻ không chỉ dừng lại ở chương trình này mà sẽ còn tiếp tục kể những câu chuyện khác về thời bao cấp bằng âm nhạc”, TS Nguyễn Viết Chức nói.

    Hà Nội thời bao cấp đầy khốn khó nhưng sôi động sẽ được tái hiện bằng âm nhạc như thế nào? - Ảnh 5.

    Một góc không gian thời bao cấp được tái hiện. Ảnh: TLC

    “Chuyện phố thời bao cấp” sẽ diễn ra vào 20h ngày 14/10 tại Nhà hát Tuổi Trẻ (11 Ngô Thì Nhậm, Hà Nội). Chương trình có sự tham gia của NSƯT Đức Long, NSƯT Ánh Tuyết, ca sĩ Tôn Sơn, Tuấn Nghĩa, Quốc Chí, Nam Anh, Quang Thiện, Quang Trọng, Thanh Nhàn, Hà Uyển Linh, Mai Hằng, Hồng Giang, với các ca khúc: Kỷ niệm thành phố tuổi thơ, Hoa sữa (Hồng Đăng); Nhớ mùa thu Hà Nội (Trịnh Công Sơn); Nhớ về Hà Nội (Hoàng Hiệp); Thành phố buồn (Lam Phương); Bảy ngày đợi mong, Chuyện hẹn hò (Trần Thiện Thanh); Như khúc tình ca, Ơi cuộc sống mến thương (Nguyễn Ngọc Thiện); Câu chuyện nhỏ của tôi (Thanh Tùng); Mặt trời bé con, Tạm biệt chim én (Trần Tiến); Em như tia nắng mặt trời (Nguyễn Đức Trung); Hà Nội những công trình (Quốc Trường); River Babylon (Boney M)… Vé của chương trình được đặt tên là “gạo”, “bo bo”, “mì sợi”… dao đọng từ 200.000 đến 575.000.