January 22, 2025

Tuyển bóng đá nữ Việt có nhất thiết phải cải thiện chiều cao?

[lastupdated] - Lượt Views:

  • Diva Hồng Nhung hát cùng Thanh Lam, Hà Trần trong chương trình phát đêm Giao thừa Ất Tỵ
  • Tạm giữ 3 nghi phạm trong vụ nam shipper ở Đà Nẵng bị đánh tử vong
  • Bắt Chủ tịch Tổng công ty Anh Phát Trịnh Xuân Nghiệm

  • Tuyển nữ Nhật là đội bóng đầu tiên vượt qua vòng bảng World Cup 2023 - Ảnh: REUTERS

    Tuyển nữ Nhật là đội bóng đầu tiên vượt qua vòng bảng World Cup 2023 – Ảnh: REUTERS

    Để trả lời, cần phải nhìn vào tuyển nữ Nhật – đội bóng cũng nằm trong nhóm thấp bé nhẹ cân nhất World Cup nữ 2023.

    Trước thềm World Cup 2023, FIFA công bố danh sách cầu thủ của 32 đội tuyển kèm thêm thông tin về chiều cao. Tuyển nữ Việt Nam với chiều cao trung bình 1,61m nằm trong nhóm năm đội thấp nhất giải. Tuyển nữ Nhật cũng nằm trong nhóm thấp bé nhẹ cân nhất giải khi có chiều cao trung bình chỉ là 1,65m.

    Không cao nhưng vẫn phải ngước nhìn

    Nhưng vẫn như mọi khi, tuyển Nhật tiếp tục chứng tỏ sức mạnh. Họ trở thành đại diện đầu tiên giành vé vượt qua vòng bảng với hai trận thắng chóng vánh trước Zambia và Costa Rica. Khoảng 15 năm qua, thành tích của bóng đá nữ Nhật Bản hầu như chỉ kém Mỹ.

    Olympic 2008 đánh dấu sự trỗi dậy của bóng đá nữ Nhật khi vào đến bán kết. 3 năm sau, “những bông hoa cẩm chướng” (biệt danh của tuyển nữ Nhật) gây chấn động với kỳ tích vô địch World Cup nữ 2011. Trái với một số dự đoán rằng đó chỉ là thành tích nhất thời, năm 2015 tuyển nữ Nhật lại vào đến chung kết World Cup (thua Mỹ). Trước đó, họ đoạt vị trí á quân ở Olympic 2012.

    Trên hành trình đó, những cô gái Nhật chưa bao giờ… cao. Ở World Cup nữ 2011, họ đăng quang với chiều cao trung bình chỉ là 1,62m (một trong những đội bóng thấp nhất giải). Sau 12 năm, thể hình cầu thủ Nhật vẫn vậy ở World Cup 2023.

    Tạo hướng đi riêng

    Liên đoàn Bóng đá Nhật (JFA) giải thích: “Từ lâu, Nhật Bản xác định phải đi theo tiêu chuẩn của bóng đá thế giới. Nhưng đó là tiêu chuẩn về tính toàn diện, về một kế hoạch phát triển diện rộng từ giải đấu, tính khoa học, hệ thống đào tạo trẻ cho đến đào tạo HLV.

    Người Nhật vẫn phải tạo ra hệ thống của riêng mình. Từng có thời điểm Nhật Bản học theo các nền bóng đá hàng đầu, cố gắng chơi thứ bóng đá như họ. Nhưng bằng cách này, chúng tôi không thể nào lọt vào top 10. Cầu thủ Nhật có những đặc điểm riêng biệt. Họ có thể thua kém đối thủ về thể hình và sức mạnh nhưng trội hơn về kỹ thuật. Chúng tôi cần phải tận dụng tốt những phẩm chất đó”.

    Và người Nhật xây dựng một hệ thống bóng đá rất chặt chẽ. Hằng năm, TSG – bộ phận nghiên cứu của JFA – có trách nhiệm phải đưa ra kết quả báo cáo, phân tích về xu hướng, chiến lược, chiến thuật, cách thức đào tạo bóng đá phù hợp. Và JFA đảm bảo rằng những chỉ thị của TSG sẽ được áp dụng nhất quán đến từng CLB, từng lò đào tạo trẻ, và ở cả bóng đá nam lẫn nữ.

    Bóng đá Tây phương xem trọng tính sáng tạo, bản sắc riêng rẽ của từng đội bóng, từng lò đào tạo trẻ. Người Nhật làm theo cách ngược lại, họ đòi hỏi mọi HLV đào tạo trẻ trên cả nước phải tuân theo một công thức nhất định.

    Sự nhất quán là chìa khóa thành công của bóng đá Nhật. Các cầu thủ Nhật ra sân với thể hình hầu như đều nhau (chiều cao từ 1,6m đến 1,7m). Họ có kỹ thuật gần tương tự nhau, tinh thần chiến đấu rực lửa và hầu hết đều dồi dào thể lực.

    Trong phương thức đào tạo của người Nhật, kỹ thuật và sức bền là hai yếu tố được xem trọng tâm. Cùng với đó là khẩu hiệu “Chúng ta phải nỗ lực hơn thế giới để có thể đạt đến tiêu chuẩn thế giới”.

    Đại học nâng tầm cầu thủ Nhật

    Nhật Bản có lẽ là quốc gia phát triển khái niệm “bóng đá học đường” một cách toàn diện nhất. Bóng đá nam và nữ của họ đều đi lên từ môi trường học đường, với những đội bóng trong các trường học là tiền đề cho việc phát triển phong trào. Thêm vào đó, khá đông cầu thủ nam nữ Nhật tốt nghiệp đại học. Điều này tác động rất tích cực đến sự nghiệp của họ.

    Kaoru Mitoma – ngôi sao đang khoác áo CLB Brighton ở Premier League (Anh) – đã tốt nghiệp đại học với luận văn “Nghiên cứu về vấn đề xử lý thông tin của bên tấn công trong những tình huống 1 đấu 1 trong bóng đá”.

    Mitoma chỉ thực sự theo đuổi bóng đá chuyên nghiệp sau khi lấy được bằng đại học. Và phong cách chơi bóng của anh ít nhiều chịu ảnh hưởng từ đề tài nghiên cứu của mình. Rất nhiều cầu thủ chuyên nghiệp hưởng lợi từ giáo dục thực tiễn ở các trường đại học ở Nhật. Trong tuyển nữ Nhật hiện tại cũng có ít nhất 5 cầu thủ đã và đang học đại học.