January 22, 2025

Nghiên cứu của Đại học Stanford: 4 phương pháp có thể thúc đẩy não bộ phát triển, cải thiện chỉ số IQ cho trẻ

[lastupdated] - Lượt Views:

  • Diva Hồng Nhung hát cùng Thanh Lam, Hà Trần trong chương trình phát đêm Giao thừa Ất Tỵ
  • Tạm giữ 3 nghi phạm trong vụ nam shipper ở Đà Nẵng bị đánh tử vong
  • Bắt Chủ tịch Tổng công ty Anh Phát Trịnh Xuân Nghiệm

  • Với mức sống không ngừng được cải thiện, khả năng cạnh tranh dần tăng lên, các bậc cha mẹ ngày càng quan tâm nhiều hơn đến việc phát triển trí tuệ của con cái. Họ đăng ký cho con đủ kiểu lớp học, tuy nhiên, học nhiều chưa chắc đã giỏi.

    Một nghiên cứu của Đại học Stanford đã chứng minh, nếu trẻ ở độ tuổi mầm non chỉ biết học thì trẻ chỉ tiếp thu được một số kiến thức mà bỏ lỡ thời điểm tốt nhất để não bộ phát triển. Nếu bạn muốn thúc đẩy sự phát triển trí não của con mình, đây là một số điều nên thử:

    Nghiên cứu của Đại học Stanford: 4 phương pháp có thể thúc đẩy não bộ phát triển, cải thiện chỉ số IQ cho trẻ - Ảnh 1.

    Một trong những cách giúp con phát triển, gặp thuận lợi trong học tập, công việc cũng như trong cuộc sống là nhận được nhiều lời động viên, khen ngợi từ đấng sinh thành. (Ảnh minh họa)

    Giảm tiếp xúc với TV và các sản phẩm điện tử

    Nghiên cứu của Đại học Stanford chỉ ra rằng nếu trẻ em thường xuyên tiếp xúc với các sản phẩm điện tử, chất dopamine trong cơ thể sẽ tiếp tục tăng cao, dẫn đến giảm độ nhạy của não bộ và khiến trẻ mất tập trung.

    Viện Nhi khoa Mỹ cho rằng không nên cho trẻ em dưới 2 tuổi xem tivi hoặc sử dụng các sản phẩm công nghệ. Cho đến khi chúng được 2 tuổi rưỡi, trẻ có thể xem tivi hoặc sử dụng các sản phẩm công nghệ mỗi ngày 1-2 giờ, dưới sự giám sát của cha mẹ.

    Thậm chí, chuyên gia giáo dục người Anh Martin Lowson cho biết: “Nếu bạn có thể giữ cho trẻ không xem tivi trước 12 tuổi, điều này sẽ có lợi trong suốt cuộc đời chúng”.

    Rèn luyện thói quen vận động cho trẻ

    Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu trẻ có năng khiếu thể thao mạnh mẽ khi còn nhỏ, chúng sẽ làm việc và học tập tốt hơn trong tương lai. Bởi vì tập thể dục có thể đưa nhiều máu lên não hơn, thúc đẩy sự phát triển của tế bào thần kinh, đồng thời giải phóng nhiều chất dẫn truyền thần kinh và hormone tăng trưởng.

    Những điều này đều đóng vai trò then chốt trong sự phát triển trí tuệ của trẻ.

    Cho trẻ học nhạc cụ

    Theo nghiên cứu của các nhà thần kinh học, cơ thể con người chỉ có thể huy động một phần não bộ nhất định khi nghe nhạc, làm toán, đọc sách. Nhưng nếu học một loại nhạc cụ, bạn có thể huy động tất cả các vùng não bộ để làm việc cùng nhau, tương đương với tập thể dục toàn thân.

    Cũng có khảo sát cho thấy, trí nhớ của trẻ sau 8 tháng học một loại nhạc cụ đã tăng trung bình 46%, bất luận là loại nhạc cụ nào, sau một thời gian luyện tập, trạng thái não bộ sẽ được cải thiện.

    Nếu bạn cảm thấy trẻ chưa sẵn sàng cho các bài học âm nhạc chính thức, bạn có thể muốn cho trẻ tham gia một chương trình âm nhạc trong đó tập trung vào việc nuôi dưỡng tình yêu âm nhạc, nhịp điệu và khả năng thể hiện bản thân. Bằng cách khám phá cách các nhạc cụ khác nhau phát ra âm thanh và cảm nhận âm nhạc, trẻ có thể học cách đánh giá âm nhạc tốt hơn nhiều so với khi trẻ luyện tập thanh âm.

    Khen ngợi trẻ nhiều hơn

    Một trong những cách giúp con phát triển, gặp thuận lợi trong học tập, công việc cũng như trong cuộc sống là nhận được nhiều lời động viên, khen ngợi từ đấng sinh thành.

    Khi cha mẹ thường xuyên động viên, khen ngợi, não trẻ sẽ tiết ra một chất hóa học thần kinh có thể tăng cường liên kết giữa hạch hạnh nhân ở vỏ não trước và đại não, giúp não phát triển tốt hơn. Đồng thời, khen ngợi còn giúp con tự tin hơn.

    Tuy nhiên, khen một cách chung chung không có lợi cho sự phát triển mà còn khiến trẻ cảm thấy hụt hẫng. Cha mẹ cần chỉ ra lý do cụ thể khi khen con và nói một cách chân thành nhất. Như vậy, trong tương lai trẻ mới tự tin làm nhiều việc tốt để được nhận những lời khen.

    Chẳng hạn như khi con được điểm tốt, cha mẹ đừng khen: “Con thật thông minh!” mà nên thay bằng: “Cha mẹ biết con đã rất cố gắng, nỗ lực để có điểm số cao”. Với câu nói này, cha mẹ đã ngầm ghi nhận năng lực và sự chăm chỉ của trẻ.